11,9 nghìn doanh nghiệp thành lập mới trong tháng 8

11,9 nghìn doanh nghiệp thành lập mới trong tháng 8

Trong tháng Tám, có 11,9 nghìn doanh nghiệp trên cả nước thành lập mới. Dù con số này giảm 4,5% so với tháng trước nhưng lại tăng 106,9% so với cùng kỳ năm trước.

Tổng cục Thống kê vừa đưa dữ liệu báo cáo tình hình kinh tế xã hội tháng 8 và 8 tháng năm 2022. Hãy cùng Vimoney điểm qua tình hình của các ngành kinh tế trong xã hội cũng như hoạt động đầu tư, thu chi ngân sách Nhà nước.

Ngành Nông, lâm nghiệp và thủy sản

Nông nghiệp

Tính đến ngày 15/8, cả nước gieo cấy được 1.411,3 nghìn ha lúa mùa, so với cùng kỳ năm trước bằng 100,6%. Trong đó, các địa phương phía Bắc đạt 1.023,3 nghìn ha (98,6%) và các địa phương phía Nam đạt 388 nghìn ha (106,2%).

Năm 2022, ước tính diện tích gieo cấy vụ hè thu giảm 1,9% so với vụ hè thu năm trước, đạt 1.917,2 nghìn ha. Tính đến trung tuần tháng Tám, 1.112,7 nghìn ha lúa hè thu đã được thu hoạch trên cả nước. Con số này chiếm 58% diện tích gieo cấy, bằng 108,6% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, vùng Đồng bằng sông Cửu Long tập trung chủ yếu với 931,5 nghìn ha, chiếm 63,1% và bằng 110,2%.

Theo ước tính, năng suất lúa hè thu giảm 0,1 tạ/ha, đạt 57 tạ/ha so với vụ hè thu năm; sản lượng ước tính giảm 219,2 nghìn tấn, đạt 10,92 triệu tấn.

Tính đến trung tuần tháng Tám, vùng Đồng bằng sông Cửu Long xuống giống được 374 nghìn ha lúa thu đông, so với cùng kỳ năm trước bằng 96,7%.

So với cùng kỳ năm trước, diện tích trồng các loại hoa màu hầu hết đều giảm, đặc biệt là với đậu tương và khoai lang. Nguyên nhân bởi, giá bán của các loại này không ổn định, khó khăn trong tiêu thụ, hiệu quả kinh tế thấp. Do đó, người dân chuyển sang trồng cây ăn trái, cây rau đậu.

Về hoạt động chăn nuôi, so với cùng thời điểm năm 2021, tổng số lợn của cả nước tính đến thời điểm cuối tháng 8/2022 ước tính tăng 6,8%. Trong đó, tổng số bò tăng 3,4%; tổng số trâu giảm 0,6% còn tổng số gia cầm tăng 3,6%.

Lâm nghiệp

Tính chung 8 tháng năm 2022, ước tính diện tích rừng trồng mới tập trung tăng 4,8% so với cùng kỳ năm trước, đạt 156,9 nghìn ha. Trong khi đó, số cây lâm nghiệp trồng phân tán ước tính tăng 4,7%, đạt 58,8 triệu cây.

Về hoạt động khai thác gỗ, ước tính sản lượng gỗ khai thác tăng 5,8%, đạt 11.921,7 nghìn m3; sản lượng củi ước tính tăng 0,4%, đạt 12,6 triệu ste.

Diện tích rừng bị thiệt hại là 792,3 ha, so với cùng kỳ năm trước giảm 59,1%. Trong đó, diện tích rừng bị cháy giảm 97,4%, còn 28,9 ha; diện tích rừng bị phá giảm 8,3% còn 763,4 ha.

Thủy sản

Tháng Tám, sản lượng thủy sản ước tính tăng 2,7% so với cùng kỳ năm trước, đạt 794,5 nghìn tấn. Trong đó, sản lượng thủy sản nuôi trồng tăng 5,9%, ước đạt 441,6 nghìn tấn; sản lượng thủy sản khai thác ước tính giảm 1%, đạt 352,9 nghìn tấn.

Tính chung 8 tháng năm 2022, theo ước tính, sản lượng thủy sản tăng 2,4% so với cùng kỳ năm trước, ước đạt 5.797,6 nghìn tấn. Trong đó, sản lượng thủy sản nuôi trồng tăng 7%, đạt 3.172,2 nghìn tấn; sản lượng thủy sản khai thác giảm 2,6%, đạt 2.625,4 nghìn tấn; sản lượng thủy sản khai thác biển giảm 2,7%, đạt 2.506,1 nghìn tấn.

Sản xuất công nghiệp

Tháng Tám, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) ước tính tăng 2,9% so với tháng trước, tăng 15,6% so với cùng kỳ. IIP tính chung 8 tháng năm 2022 ước tính tăng 9,4% so với cùng kỳ năm trước.

So với cùng kỳ năm trước, chỉ số sản xuất công nghiệp 8 tháng năm 2022 trên cả nước tăng ở 61 địa phương, giảm ở 2 địa phương trên cả nước (Trà Vinh giảm 26,6%; Hà Tĩnh giảm 15%).

Tại thời điểm 1/8/2022, số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp tăng 0,6% so với cùng

Hoạt động doanh nghiệp

Cả nước có 11,9 nghìn doanh nghiệp thành lập mới trong tháng 8, so với tháng trước giảm 4,5% và so với cùng kỳ năm trước tăng 106,9%.

Số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động vào tháng 8 là gần 6,5 nghìn, so với tháng trước tăng 177,8%, so với cùng kỳ năm 2021 tăng 67,1%. Ngoài ra, 3.756 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, giảm 28,9% so với tháng trước nhưng tăng 20,5% so với cùng kỳ.

Thêm vào đó, 4.453 doanh nghiệp ngừng hoạt động đang chờ làm thủ tục giải thể, tăng 0,8% so với tháng trước, tăng 77,3% so với cùng kỳ; số doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể là 1.953, tăng 10,5% so với tháng trước, tăng 140,5% so với cùng kỳ.

Tính chung 8 tháng năm 2022, số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và quay trở lại hoạt động trên cả nước là 149,5 nghìn, tăng 31,1% so với cùng kỳ năm trước. Số doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động bình quân mỗi tháng là 18,7 nghìn. 104,3 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, tăng 22%. Tính bình quân, 13 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường mỗi tháng.

Hoạt động đầu tư

Tháng Tám, voosnd dầu tư từ nguồn ngân sách Nhà nước tăng 51,4% so với cùng kỳ năm trước, ước tính đạt 48,3 nghìn tỷ đồng. Tính chung 8 tháng năm 2022, theo ước tính, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước đạt 285,4 nghìn tỷ đồng. Con số này bằng với 51% kế hoạch năm, so với cùng kỳ năm trước tăng 16,9%.

Tính đến ngày 20/8/2022, tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam đạt gần 16,78 tỷ USD, giảm 12,3% so với cùng kỳ năm trước, gồm: Vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài.

Trong 8 tháng năm 2022, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam ước tính tăng 10,5% so với cùng kỳ năm trước, đạt 12,8 tỷ USD. Trong 5 năm qua, đây là số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện cao nhất của 8 tháng.

Trong 8 tháng của năm 2022, hoạt động đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài có 75 dự án được cấp mới giấy chứng nhận đầu tư, tổng số vốn của phía Việt Nam ở mức 344,8 triệu USD, so với cùng kỳ năm trước gấp 2,3 lần. Tính chung, tổng vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài (bao gồm vốn cấp mới và điều chỉnh) giảm 31,2% so với cùng kỳ năm trước, đạt 395,8 triệu USD.

Hoạt động thu, chi ngân sách Nhà nước

1.208,2 nghìn tỷ đồng là con số ước tính về tổng thu ngân sách Nhà nước 8 tháng năm 2022. Con số này bằng 85,6% dự toán năm, so với cùng kỳ năm trước tăng 19,4%.

Ước tính, tổng chi ngân sách Nhà nước bằng 53,6% dự toán năm và tăng 4,2% so với cùng kỳ năm trước, đạt 956,5 nghìn tỷ đồng. Con số này đảm bảo cho các nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý Nhà nước, thanh toán các khoản nợ đến hạn, chi trả kịp thời cho các đối tượng theo đúng quy định.

Exit mobile version