Tham khảo 14 phương pháp kiếm tiền từ website hiệu quả

Ngày ngay các bạn trẻ năng động có thể kiếm tiền online bằng rất nhiều cách, trong đó, website vẫn là một trong những “cần câu cơm” hiệu quả. Bài viết dưới đây chia sẻ 14 cách kiếm tiền từ website để bạn tham khảo.

Đọc thêm: 10 cách kiếm tiền từ Youtube

1. Kinh doanh online với website bán hàng

Website bán hàng hay E-commerce site là cách kiếm tiền phổ biến trên website khi bạn có thể kinh doanh với một cửa hàng online đầy đủ tính năng như: Giới thiệu sản phẩm, thanh toán, cung cấp các chính sách và điều khoản giao hàng trên trang của mình.

Website bán hàng giúp bạn tạo thu nhập từ đơn đặt hàng của khách. Website bán hàng có thể xây dựng trên một số nền tảng như: WordPress, Woocommerce, Shopify, Wix,…

2. Kiếm tiền từ blog cá nhân

Blog là một website cá nhân với mục đích như chia sẻ kiến thức về một số chủ đề, nhật ký, viết lách,.. Khi những bài viết thu hút được một tệp người hâm mộ nhất định, bạn có thể kiếm tiền từ blog bằng nhiều cách như: Kinh doanh các sản phẩm có liên quan, viết bài PR hoặc tiếp thị liên kết,…

3. Viết bài PR sản phẩm, dịch vụ hoặc tính phí bài đăng trên website

Khi website của bạn đã có một tệp độc giả hay khách hàng nhất định, bạn có thể trở thành người ảnh hưởng hoặc chuyên gia trong lĩnh vực đó. Những bài viết hay thông tin bạn chia sẻ sẽ có giá trị và đem lại cơ hội cho bạn nhận những bài viết PR cho sản phẩm, dịch vụ của người khác. Bài viết PR vừa giúp thương hiệu tiếp cận được khách hàng, còn bạn có thêm thu nhập

Ngoài ra, bạn có thể tính phí đăng bài từ người khác trên website giúp bạn có thêm thu nhập từ mỗi bài viết được đăng, thường là các thông tin tuyển dụng, thông tin tuyển sinh, bài quảng cáo sản phẩm,…Vì vậy, doanh thu của bạn sẽ không phụ thuộc vào lượng traffic truy cập vào bài viết. Khoản thu ấy sẽ càng tăng cao nếu khách hàng muốn gia hạn thời gian xuất hiện của bài viết trên website của bạn.

4. Affiliate Marketing – Tiếp thị liên kết

Đây cũng là một trong những cách phổ biến nhất để kiếm tiền từ website hoặc blog cá nhân. Với hình thức này, bạn thực hiện chia sẻ liên kết về chương trình hoặc sản phẩm thương hiệu và sẽ nhận được hoa hồng tương ứng với số lượng traffic hoặc chuyển đổi từ liên kết.

5. Bán Guest post – Text link

Nếu website có lượt traffic đủ lớn và có lượng độc giả trung thành, bạn cũng có thể bán Guest post. Guest post là bài viết của khách hàng được hiển thị trên website của bạn và đính kèm liên kết về website của họ do họ đang nhắm đến lượng đọc giả trung thành từ website của bạn. Hiểu một cách đơn giản, đây là việc người khác chấp nhận bỏ tiền để mua về traffic chất lượng cho website của họ, nên bạn có thể cân nhắc khi website của bạn thu hút được độc giả trung thành.

6. Cho thuê đặt banner quảng cáo trên website

Bạn cũng có thể bán không gian trên website để các công ty đặt banner quảng cáo của họ. Thường hình thức này được tính theo mức giá cố định (được trả vào đầu mỗi tháng) hoặc mức giá dao động (phụ thuộc vào số lượng khách truy cập trên website của bạn, được báo giá dưới dạng số tiền trên một nghìn lần hiển thị hoặc Cost Per Click).

7. Thu phí cung cấp dữ liệu

Các dữ liệu hoặc tài liệu có giá trị hoặc mang tính học thuật cao thường được tính phí. Vì vậy, bạn hãy nắm lấy cơ hội kiếm tiền này! Bạn có thể tham khảo mô hình kinh doanh này qua các web này cung cấp kho dữ liệu, tài liệu, giáo trình, bài giảng, nghiên cứu khoa học, đề thi,…và bắt buộc người dùng phải trả phí để xem tài liệu chi tiết. Chi phí thường khá rẻ, dao động từ 15.000đ – 50.000 VNĐ, khiến người dùng không ngại chi.

8. Tạo website bán khóa học online

Tương tự website bán hàng, trong trường hợp này, bạn sẽ bán các khoá học (dịch vụ) online thay vì sản phẩm hữu hình. Xu hướng E-learning phát triển khiến nhu cầu học tập từ xa của khách hàng tăng cao nên hình thức này khá tiềm năng.

9. Tạo coupon trong các link liên kết

Dựa trên thói quen mua hàng luôn muốn tìm kiếm các mức giá rẻ, hợp lý và có kèm theo mã khuyến mãi mà các website chia sẻ coupon/mã giảm giá được ra đời.

Vì vậy, bạn có thể tạo ra một website chuyên cung cấp mã giảm giá trên các sàn thương mại điện tử nổi tiếng như: Tiki, Lazada, Shopee, Sendo,… để kiếm thêm thu nhập.

10. Nhận đóng góp từ người truy cập

Nếu không có một lượng traffic lớn nhưng sở hữu một cộng đồng fan hâm mộ, bạn có thể nhận đóng góp từ người truy cập. Đây có thể không phải là cách tối ưu nhưng giúp bạn trang trải chi phí trong thời gian ngắn và định hình được những nội dung người dùng yêu thích trên hành trình sáng tạo nội dung.

Mô hình nhận đóng góp từ người truy cập cũng vô cùng phổ biến đối với những người sáng tạo nội dung

11. Rút gọn link

Rút gọn link là hình thức biến một URL dài thành một URL ngắn và đẹp mắt. Khi nhấp vào, thay vì điều hướng đến trang gốc, người dùng sẽ phải trải nghiệm 3 – 5 giây trên trang quảng cáo rồi mới đến được website đích. Để có được thu nhập trung bình từ hình thức này, bạn sẽ phải cất công liên hệ với các website quảng cáo và chia sẻ đường link rút gọn này trên nhiều diễn đàn, mạng xã hội để có được lượt click ổn định từ người xem.

12. Tạo website đăng ký việc làm

Tương tự như hình thức bán Guest post, website việc làm có thể giúp bạn có doanh thu từ cả các nhà tuyển dụng và ứng viên. Dù vậy, khi triển khai mô hình này, bạn cần chú ý quy định rõ ràng các chính sách tính phí và bảo mật các thông tin của người dùng trên web.

13. Kiếm tiền từ mỗi lượt nhấp vào quảng cáo trên Google Adsense

Google AdSense là một mạng lưới các nhà xuất bản, cho phép Google đặt quảng cáo của thương hiệu có nhu cầu trên đó và nhận doanh thu trên mỗi lần nhấp chuột (từ 0,5 đến 5 đô la/lần)

14. Mua bán website

Việc trao đổi các fanpage/group có lượt theo dõi lớn đã rất phổ biến với nhiều người, và tương tự với website, bạn có thể mua bán chúng khi đã có lượng traffic ổn định. Mô hình kinh doanh này sẽ phù hợp với những ai đã có kinh nghiệm xây dựng website.

Exit mobile version