2014 và 2021: taper sẽ ảnh hưởng như thế nào đến xu hướng giá tài sản?

Fed sẽ công bố giải pháp về lãi suất vào chiều nay ngày 4/11. Hiện tại, thị trường kỳ vọng rằng Cục Dự trữ Liên bang sẽ bắt đầu thực hiện taper , thu hẹp chương trình mua trái phiếu chính phủ trị giá 120 tỷ USD.

Để đối phó với cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế năm 2008, FED đã tiến hành chương trình mua tài sản quy mô lớn. Sau đó vào năm 2014, FED bắt đầu giảm kế hoạch mua trái phiếu hàng tháng 85 tỷ USD, và kế hoạch giảm QE (chương trình nới lỏng định lượng) kéo dài từ tháng 1 đến tháng 10 năm 2014.

Sau khi bùng phát dịch bệnh Cdovid-19 vào năm ngoái, Cục Dự trữ Liên bang đã giảm lãi suất quỹ liên bang xuống gần bằng 0 để duy trì nền kinh tế và đưa ra một loạt các biện pháp, bao gồm cả việc mua trái phiếu được chính phủ hàng tháng. Bảng cân đối kế toán hiện tại của Cục Dự trữ Liên bang đã mở rộng lên 8,6 nghìn tỷ đô la, thị trường dự kiến ​quá trình giảm tốc độ những vụ mua bán tài sản của FED – taper sẽ bắt đầu vào tháng 11/2021.

Bảng cân đối kế toán của Fed

Fed giảm lượng mua trái phiếu vào năm 2014, thị trường trái phiếu kho bạc Mỹ đã trải qua sự biến động mạnh, tạo nền tảng cho sự phục hồi mạnh mẽ của đồng đô la Mỹ. Sau đó, với lịch sử như một tấm gương phản chiếu, điều gì sẽ xảy ra với giá của các tài sản chính dưới ảnh hưởng của taper sắp tới?

Ảnh hưởng của taper: Đồng đô la Mỹ

Mặc dù chính sách tiền tệ của Mỹ trong năm 2014 khác xa với chính sách diều hâu (chính sách kinh tế ủng hộ việc tăng lãi suất để chống lạm phát), nhưng nó hoàn toàn trái ngược với lập trường cực kỳ ôn hòa của các ngân hàng trung ương khác ở châu Âu và Nhật Bản. Vào thời điểm đó, các ngân hàng trung ương của châu Âu, Nhật Bản và các nước khác vẫn đang sử dụng các biện pháp kích thích để hỗ trợ hoàn toàn nền kinh tế, trong khi Cục Dự trữ Liên bang giảm mua trái phiếu.

Vào năm 2014, sự gia tăng chênh lệch giữa lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ và lợi tức trái phiếu chính phủ của các quốc gia khác đã đẩy đồng đô la Mỹ tăng giá và đồng đô la Mỹ tăng gần 13% so với rổ tiền tệ chính.

Tuy nhiên, tình hình chính sách tiền tệ toàn cầu lần này lại khác, một số nhà đầu tư đang đặt cược rằng các ngân hàng trung ương của Vương quốc Anh, Canada và các nền kinh tế khác có thể sớm tăng lãi suất để đối phó với sự gia tăng của lạm phát toàn cầu. Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng, có những dấu hiệu cho thấy Fed lo ngại về lạm phát hơn so với đề xuất trước đó, điều này có thể thúc đẩy lãi suất trái phiếu kho bạc Mỹ và qua đó hỗ trợ đồng USD.

Ảnh hưởng của taper: Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ

Vào năm 2013, Ben Bernanke, khi đó là Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang, điều trần trước Quốc hội, ngụ ý rằng Cục Dự trữ Liên bang đang xem xét rút lại chương trình hỗ trợ tiền tệ và lợi suất kho bạc Mỹ đã tăng vọt.

Diễn biến lợi suất trái phiếu kho bạc của Mỹ từ 2021-2021

Lần này, ông Powell cố gắng chuẩn bị trước thị trường để bắt đầu giảm quy mô QE. Tuy nhiên, khi một số nhà đầu tư đặt cược rằng Fed cần phải cứng rắn hơn dự kiến ​​để chống lại lạm phát, thị trường trái phiếu Mỹ đã có những biến động đáng kể trong những tuần gần đây. Đồng thời, kỳ vọng tăng trưởng kinh tế phục hồi đã đẩy lợi suất tăng, khiến thị trường trái phiếu Mỹ có thể sẽ có năm tồi tệ nhất kể từ năm 2013.

Ảnh hưởng của taper: Thị trường cổ phiếu

Khi Fed chuẩn bị giảm quy mô mua trái phiếu vào năm 2014, chỉ số S&P 500 đã gần đạt mức cao lịch sử và tiếp tục thiết lập mức cao mới sau khi FED bắt đầu giảm quy mô mua trái phiếu.

Mặc dù chứng khoán Mỹ hiện đang đạt mức cao mới và định giá đã tăng mạnh trong những năm gần đây, nhưng điều này khiến một số nhà đầu tư lo ngại rằng một số lĩnh vực nhất định của thị trường có thể dễ bị tổn thương hơn, những lĩnh vực này bao gồm cổ phiếu tăng trưởng cao và nhóm cổ phiếu công nghệ, chỉ số S&P 500 có tỷ trọng cổ phiếu công nghệ cao.

Ngày 3/11, sau khi Cục Dự trữ Liên bang đưa ra tuyên bố tại cuộc họp FOMC, các chỉ số chứng khoán chính của Mỹ đã leo lên mức cao kỷ lục.

Như dự đoán rộng rãi của thị trường, Fed đã thông báo rằng họ sẽ giảm quy mô QE mà Fed đã thực hiện kể từ sau dịch bệnh vào tháng 3/2020. Fed nhắc lại quan điểm rằng

Do đó, thị trường không có vẻ lo lắng rằng Fed có thể làm gián đoạn đà tăng của chứng khoán Mỹ gần đây mà thay vào đó là phản ứng tích cực. Chỉ số S&P 500 quay đầu tăng sau khi tuyên bố của Fed được công bố và mở rộng sau khi Chủ tịch Fed Powell có bài phát biểu với các phóng viên sau cuộc họp. Chỉ số S&P 500, Chỉ số Nasdaq và Chỉ số Russell 2000 đều lập các mức cao kỷ lục, lần lượt tăng 0,6%, 1% và 1,9%.

Ngoài ra, lãi suất trái phiếu Mỹ kỳ hạn 10 năm đã tăng 1,6%, đồng đô la suy yếu và vàng giảm giá mạnh. Fed đã bày tỏ ý định giảm lãi suất tại cuộc họp vào tháng 9 và một nửa số thành viên cũng dự đoán rằng vào năm tới, Fed sẽ tăng lãi suất lần đầu tiên sau đại dịch.

Tuy nhiên, trong bài phát biểu ngày 3/11, Powell nói rằng Fed có thể sẽ điều chỉnh tốc độ giảm dần và nhấn mạnh rằng ngân hàng trung ương sẽ không vội nâng lãi suất sau khi kết thúc QE vào năm tới.

Exit mobile version