Báo cáo quý 1/2022: 1.3 tỷ USD tiền điện tử bị đánh cắp với 97% đến từ DeFi

Báo cáo quý 1/2022: 1.3 tỷ USD tiền điện tử bị đánh cắp với 97% đến từ DeFi

Theo nghiên cứu của cryptomonday.de, 1.3 tỷ USD tiền điện tử bị đánh cắp trong quý 1/2022 với 97% số tiền bị đánh cắp có nguồn gốc từ việc khai thác giao thức tài chính phi tập trung (DeFi).

Số tiền điện tử bị đánh cắp từ DeFi tăng mạnh

Năm 2022 đã ghi nhận con số kỷ lục về số tiền điện tử bị đánh cắp từ các vụ tấn công và khai thác. Năm 2021, 3.2 tỷ USD tiền điện tử đã bị đánh cắp. Chỉ quý đầu năm 2022, số tiền điện tử bị đánh cắp đã chiếm hơn 40% số tiền của năm 2021. Elizabeth Kerr, tác giả của báo cáo dữ liệu tiền điện tử bị đánh cắp cho biết đây là các con số “biểu thị một sự gia tăng đột biến.”

Trong quý 1/2021, chỉ 72% số tiền điện tử bị đánh cắp có nguồn gốc từ DeFi. Con số này vào năm 2020 còn thấp hơn nữa, chỉ chiếm khoảng 30%.

Tuy nhiên, dữ liệu báo cáo của 2022 cho thấy số tiền điện tử bị đánh cắp từ DeFi đã chiếm tới 97%. Hầu hết trong số đó đến từ việc khai thác các mã bị lỗi hợp đồng thông minh được sử dụng nhằm “rút” tiền từ các giao thức DeFi. Các chuyên gia cho rằng là một mã nguồn mở khiến cho bất kfy ai cũng có thể tìm kiếm các lỗ hổng và lỗi trong cơ sở mã của những dự án DeFi.

Các vụ tấn công sàn giao dịch tập trung giảm đáng kể

Nghiên cứu cũng chỉ ra thêm rằng, vào những năm trước, những cuộc tấn công vào các sàn giao dịch tập trung như honeypots khá phổ biến. Tuy nhiên, gần đây chúng đã giảm đáng kể, chỉ chiếm chưa tới 15% số tiền mã hóa bị đánh cắp.

Báo cáo cũng lưu ý các vụ tấn công giao thức DeFi thường phổ biến dưới dạng các cuộc tấn công cho vay nhanh và vi phạm bảo mật. Điển hình trong số đó là vụ tấn công Ronin với thiệt hại lên tới hơn 600 triệu USD.

Với hàng loạt những cuộc tấn công gây thiệt hại với con số khổng lồ thì nhu cầu về các biện pháp thắt chặn an ninh ngày càng cần thiết, đặc biệt trong bối cảnh thị trường tiền điện tử nói chung và thị trường DeFi nói riêng ngày càng phát triển.

Nguồn: News.Bitcoin

Exit mobile version