4 tuần hứng chịu đòn đau, nền kinh tế Nga âm thầm tự chữa lành vết thương (phần 1)

Cấu trúc tài chính của Nga nhiều khả năng phải mất hàng năm ròng để thiết kế lại sau khi bị phương Tây gạt khỏi cuộc chơi tài chính toàn cầu.

Nền kinh tế Nga sẽ mất nhiều thời gian để gượng dậy sau những cú đánh chí mạng từ Mỹ và các đồng minh bởi xung đột ở Ukraine.

Nền kinh tế Nga chịu nhiều tổn thương

Xung đột của Nga với Ukraine diễn ra vào ngày 24/2/2022 đã khiến nền kinh tế pháo đài Nga phải hứng chịu hàng loạt các lệnh trừng do phương Tây khởi xướng phong tỏa khối tài sản 1.000 tỷ USD. 

Cấu trúc tài chính của chính quyền Putin nhiều khả năng phải mất hàng năm ròng để thiết kế lại sau khi bị phương Tây gạt khỏi cuộc chơi tài chính toàn cầu.

Chỉ 1 tháng sau, đồng ruble của Nga mất 50% giá trị, các ngân hàng lớn bị thổi bay 80% tài sản trên sàn chứng khoán nước ngoài, Nga bị đẩy khỏi MSCI, SWIFT, chịu án tước bỏ quy chế “tối huệ quốc”, mất điểm tín nhiệm và đối mặt với nguy cơ vỡ nợ quốc tế.

Không chỉ vậy, các doanh nghiệp từng coi Nga là mảnh đất vàng lần lượt “quay xe”, đường bay quốc tế đến Nga bị phong tỏa, giới nhà giàu lùng sục tìm cách tháo tiền từ Thụy Sĩ và Anh, người dân xếp hàng dài ở các ngân hàng vì nỗi sợ lạm phát.

Người dân tập trung tại ngân hàng lớn thứ 2 của nước Nga – Sberbank vì lo ngại nền kinh tế suy yếu sẽ khiến đồng tiền mất giá.

Dầu mỏ – khí đốt và năng lượng vốn được coi là “con gà vàng” mang về giá trị xuất khẩu hơn 314,43 tỷ USD/năm của Nga bị ghẻ lạnh khi Mỹ ra lệnh cấm xuất nhập khẩu. Liên minh châu Âu có vẻ đang “đau đầu” khi phải tạm dừng “cơn nghiện” khí đốt kéo dài hàng thập kỷ với Nga.

Xứ sở Bạch dương sẽ phải trải qua nỗi đau kinh tế kéo dài trong hàng năm ròng.

Đồng ruble mất 50% giá trị khiến người dân lo sợ về các khoản tiền gửi ngân hàng mất giá.

Năm 2020, theo Ngân hàng Thế giới, nền kinh tế Nga đứng thứ 11 trên bản đồ tài chính thế giới, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Nga lên tới 491,58 tỷ USD được xếp hạng vào 1 trong 4 nền kinh tế mới nổi bên cạnh Trung Quốc, Ấn Độ và Brazil.

Sau khi nhận lệnh trừng phạt, bức tranh tài chính kinh tế Nga ảm đạm gấp nhiều lần khi mức dự báo suy giảm tình hình tăng trưởng đạt mốc 15% trong năm 2022, và tăng thêm 3% sau đó trong năm 2023.

IIF nhấn mạnh: “Chúng tôi ước đoán các lệnh trừng phạt sẽ khiến 15 năm phát triển kinh tế Nga vĩ đại sẽ tan biến”.

Lạm phát Nga – nỗ lực có đủ để cứu vớt?

Thống đốc ngân hàng trung ương Nga – bà Elvira Nabiullina.

Từ năm 2013, Thống đốc ngân hàng trung ương Nga – bà Elvira Nabiullina đã khiến chỉ số lạm phát giảm từ 15% (2015) xuống 2% (2018). Nhận thấy áp lực giá cả tăng phi mã sau đại dịch Covid-19, là kiềm chế lạm phát từ 17% năm 2015 xuống chỉ còn hơn 2% vào đầu năm 2018. Khi áp lực giá cả tăng lên trong những tháng sau đại dịch, bà Elvira Nabiullina mạnh tay tăng lãi suất liên tục trong 8 tháng.

Mọi thành quả của ngân hàng Trung ương bị vỡ vụn chỉ sau 1 tháng kể từ khi xung đột với Ukraine bùng nổ. Ước tính trong năm 2022, giá cả hàng hóa tại Nga ước tính tăng 20%, lạm phát ở mức 18% sau hàng loạt biến cố tiêu cực đè lên nền kinh tế Nga

Bà Elvira Nabiullina đã tăng lãi suất lên 20% vào ngày 28/2/2022 để cứu đồng ruble đang trượt giá thảm hại, hy vọng chỉ số lạm phát chỉ nên ở mức mục tiêu vào năm 2024.

Trong 4 tuần qua, Nga đối mặt với việc bị thế giới quay lưng, gần 50% dự trữ vàng và ngoại hối (trị giá hơn 630 tỷ USD) của Nga bị phong tỏa, khối tài sản trị giá 1,5 tỷ USD của người Nga tại Italy và Hà Lan bị đóng băng vào ngày hôm qua (24/2/2022).

Kinh tế Nga sẽ phải đổi hướng trong bối cảnh phương Tây đồng loạt đóng băng tài sản.

Đứng trước việc phải thanh toán hàng chục tỷ USD trái phiếu nước ngoài, Bộ trưởng Tài chính Nga – ông Anton Siluanov nhắc lại rằng: “Với những món nợ mà chúng tôi có với những quốc gia không thân thiện với Liên bang Nga đã ngăn cản chúng tôi sử dụng dự trữ ngoại hối, chúng tôi sẽ thanh toán bằng đồng ruble cho tới khi dự trữ tiền mặt được gỡ phong tỏa”.

(còn nữa)

Phần 2: Nền kinh tế Nga âm thầm tự chữa những tổn thương.

Zoe (Nguồn Reuters)

Exit mobile version