Axie Infinity đã cho thấy sự thành công của ngành công nghiệp trò chơi chỉ là một phần nhỏ của những gì trò chơi dựa trên blockchain có thể đạt được và ngành công nghiệp này hứa hẹn sẽ còn bùng nổ trong tương lai gần.
Thời kỳ phát triển của trò chơi dựa trên blockchain
Bất kỳ ai am hiểu thông tin đều biết rằng ngành công nghiệp trò chơi đang trên đà phát triển rực rỡ. Đây được coi là một trong những ngành được hưởng lợi nhiều nhất kể từ đại dịch COVID-19.
Điều này thể hiện rằng các nhà đầu tư bình thường có thể đã không nhận thức được các số liệu tăng trưởng:
- Thị trường trò chơi toàn cầu hiện đang có giá trị khoảng 180 tỷ USD, trở thành một trong những hình thức giải trí phát triển nhanh nhất toàn cầu. Trong khi đó, ngành công nghiệp điện ảnh có giá trị 100 tỷ USD và tất cả các môn thể thao ở khu vực Bắc Mỹ cộng lại cũng chỉ thu về 73 tỷ USD doanh thu mỗi năm.
- Các chuyên gia dự báo rằng, số lượng streamers trong lĩnh vực trò chơi trực tuyến sẽ tăng lên 1 tỷ người vào năm 2025, tức là cứ 9 người sẽ có 1 người tham gia.
- Thậm chí, 3 trong 4 sự kiện thể thao được xem nhiều nhất của Mỹ trong năm 2018 không phải là một sự kiện thể thao truyền thống. Đó là sự kiện thể thao điện tử. Theo số liệu thực tế, giải vô địch Liên Minh Huyền Thoại có nhiều hơn 30 triệu lượt xem so với Giải vô địch AFC và nhiều hơn 45 triệu lượt xem so với Giải vô địch bóng đá NCAA.
Vào tháng 4 năm ngoái, Travis Scott đã biểu diễn trực tiếp trên nền tảng trò chơi nổi tiếng Fortnite và nhận được hơn 12.3 triệu lượt xem. Sự kiện này đã thu về cho Scott hơn 20 triệu USD trên mỗi TechCrunch và GamesIndustry.biz.
Vậy điều gì đang xảy ra ở đây? Sự tăng trưởng này đến từ đâu?
Có thể hiểu một cách đơn giản rằng phần lớn quy mô này đều tới từ sự phát triển của lĩnh vực công nghệ với tốc độ tăng trưởng theo cấp số nhân. Công nghệ tiếp tục biến đổi cách chúng ta giao tiếp, cách chúng ta tập hợp, tạo ra và tiêu thụ các thông tin, cách chúng ta chuyển giao giá trị và hình thành một cộng đồng trực tuyến.
Howard Shultz, cựu Giám đốc điều hành của Starbucks đã đưa ra ý tưởng về “không gian vật lý thứ 3” với hệ thống quán cà phê của mình. Ông tin rằng, con người đang cần một “không gian thứ 3” để tụ tập bên ngoài văn phòng và nhà, và Starbucks chính là câu trả lời.
Ngày nay, chúng ta thấy rằng khái niệm tương tự cũng đang phổ biến trong giới trẻ. Ngoại trừ không gian chia sẻ mới hay không gian kỹ thuật số với tên gọi Metaverse. Đây là nơi mà trẻ em ngày càng tham gia nhiều hơn. Họ đến đó để giao lưu với bạn bè, nghe nhạc hay chơi các trò chơi điện tử. Chúng ta có thể coi đây là sự lặp lại tiếp theo của các cộng đồng kỹ thuật số: AOL chat rooms, Myspace, Facebook và cuối cùng là metaverse.
Bây giờ, chúng ta thậm chí có cả những buổi hòa nhạc được tổ chức trong metaverse. Burning Man đã được số hóa. Và chúng ta chỉ mới vừa bắt đầu.
Lịch sử của trò chơi
Các trò chơi điện tử đầu tiên ra đời vào cuối những năm 50 với một trò chơi quần vợt đơn giản tương tự như trò chơi Pong. Sau đó, năm 1977 thì Atari được phát minh. Tới đầu những năm 80, Nintendo bắt đầu phát hành những trò chơi nổi tiếng với sự ra đời của Mario Bros, The legend of Zelda, Donkey Kong,…
Trong những năm qua, các mô hình kinh doanh này đã thay đổi đáng kể. Chúng ta đã từng trả 60 USD để bắt đầu cho một trò chơi, như GameStop. Đây là chi phí trả 1 lần cho lượt chơi không giới hạn. Các trò chơi được phát hành tương tự như cách các bộ phim Hollywood được quảng bá và 90% doanh thu sẽ đến trong 2 tuần đầu tiên kể từ khi ra mắt.
Tại thời điểm đó, đây là mô hình được coi là mang lại nhiều lợi nhuận nhất cho các nhà sản xuất trò chơi vì nó giữ cho người dùng luôn tương tác và có nhu cầu nâng cấp để cạnh tranh với bạn bè của họ. Chúng ta đang chuyển sang một thế giới nơi các tín hiệu xã hội xảy ra giữa các thế hệ trẻ trong metaverse thông qua hình đại diện trong trò chơi, vũ khí họ sử dụng và màu da họ sở hữu. Chào mừng đến với tương lai!
Tại sao trò chơi điện tử lại chuyển sang blockchain
Ngày nay, các trò chơi đều diễn ra trên các mạng dữ liệu kín. Điều này có nghĩa là người dùng không thể sở hữu nội dung trong trò chơi theo ý của họ (màu da, hình đại diện, tính cách,…). Và nền tảng Axie Infinity đang phá vỡ mô hình này khi cho phép người dùng sở hữu những tài sản của riêng họ, chẳng hạn như mã NFT trên Axie và có thể bán chúng trong thị trường tự do/nền kinh tế trò chơi để thu lợi nhuận. Dưới đây là doanh thu mà người dùng Axie Infinity kiếm được kể từ tháng 5/2021:
Hàng năm, doanh thu trên mỗi Token Terminal lên tới 2.7 tỷ USD cho mỗi lần mở cửa các trò chơi trả tiền dựa trên blockchain. Lưu ý quan trọng: công nghệ blockchain là phương tiện mà thông qua đó người dùng có thể sở hữu tài sản trong trò chơi của họ. Trong khi đó, với công nghệ ngày nay thì điều này là không thể.
- Blockchain cho phép các nền kinh tế chơi game hình thành một cách tự nhiên. Người dùng có thể được trả tiền để tham gia trò chơi. Và một lần nữa, Axie Infinity đang dẫn đầu trong cuộc chơi này. Người dùng Axie thực hiện các cuộc đầu tư để có được các Axie NFT và mã AXS token gốc để bắt đầu trò chơi. Sau đó, họ có thể kiếm được mã SLP token bằng cách chơi/thi đấu vì các token kiếm được sau đó có thể đổi lấy các tài sản tiền điện tử hoặc tiền fiat khác.Rất nhiều người dùng tại Philippines đã kiếm được một khoản tiền nhiều gấp vài lần mức lương hàng tháng của họ chỉ bằng cách tham gia trò chơi Axie Infinity. Trong thời kỳ kinh tế khó khăn do đại dịch COVID-19 thì điều này thật tuyệt vời! Nếu bạn lựa chọn giữa việc được trả tiền để chơi một trò chơi trên blockchain và chơi một trò chơi không phải blockchain mà không được trả tiền, bạn sẽ chọn cái nào? Như lời Charlie Munger đã nói “Hãy cho tôi thấy những lợi ích, tôi sẽ cho bạn thấy kết quả.”
- Các blockchain công khai và blockchain không cần cấp phép cho tất cả mọi người. Chỉ cần bạn có điện thoại di động và có kết nối internet, bạn đều được hoan nghênh tham gia. Đây thực sự không phải là cách mà nó hoạt động trong hệ thống dữ liệu kín ngày nay, đặc biệt nếu bạn sống bên ngoài nước Mỹ. Không chỉ có thể tham gia vào một blockchain, bạn còn có thể kiếm được thu nhập. Khi việc sử dụng điện thoại thông minh với sự phát triển của công nghệ 4G và 5G tại các thị trường mới nổi, chúng ta nên mong đợi trong tương lai gần, ngày càng có nhiều người dùng truy cập vào các trò chơi dựa trên tiền điện tử và blockchain.
- Các giao thức mở thu gọn và nén chi phí của các công nghệ hiện có. Các blockchain công khai là các giao thức mở. Ethereum là một giao thức mở. Bất kỳ ai cũng có thể tự xây dựng trò chơi trên Ethereum. Như vậy, về cơ bản, phần lớn các chi phi hoạt động và vốn cho chuỗi khối cơ sở Ethereum đang được thuê ngoài. Điều này có nghĩa là bắt đầu một trò chơi đối với các doanh nhân sẽ dễ dàng hơn rất nhiều. Việc chi phí gia nhập thấp làm tăng khả năng cạnh tranh nhằm mang lại lợi ích cho người dùng. Điều này đã diễn ra và lặp đi lặp lại trong lịch sử. Blockchain chỉ đơn giản là sự lặp lại tiếp theo của công nghệ mã nguồn mở.
- Phân quyền. Đây là các blockchain mở và blockchain không cần cấp khép cho bất kỳ ai cũng có thể xây dựng trên chúng. Điều này có nghĩa là chúng ta nên mong đợi một tương lai mới nơi có các trò chơi blockchain được xây dựng trên nền tảng của nhiều blockchain một lớp khác nhau. Điển hình như Ethereum, Solana, Cosmos,… Người dùng có thể chuyển đổi trò chơi một cách dễ dàng và họ có thể mang tài sản của họ như NFT với những đặc điểm mang tính cá nhân như hình đại diện hay mang một loại vũ khí nào đó tùy bạn lựa chọn. Đây là điều mà ngày nay không thể làm được. Hơn nữa, người dùng có thể giao dịch tài sản NFT của ho để kiếm lợi nhuận nếu họ chọn, hoặc có thể xây dựng NFT? Hãy tiếp tục tiến lên! Bạn không cần phải sở hữu một nền tảng trò chơi để làm điều đó.
Nền kinh tế trò chơi là tương lai và chúng sẽ xảy ra trên nền tảng blockchain.
Mọi ý kiến trình bày ở trên đều mang tính cá nhân của tác giả và không thể hiện phản ánh của Cointelegraph. Mọi đầu tư đều có rủi ro. Bạn hãy cân nhắc và lựa chọn thật kỹ trước khi đưa ra quyết định của mình.
Nguồn: Cointelegraph