Điểm mặt 6 công ty chứng khoán đang cấp margin cho cổ phiếu FLC

Điểm mặt 6 công ty chứng khoán đang cấp margin cho cổ phiếu FLC

Nhiều công ty chứng khoán vẫn chưa vội cắt margin đối với cổ phiếu FLC trước thông tin ông Trịnh Văn Quyết bị bắt tạm giam.

Danh sách 6 công ty chứng khoán đang cấp margin cho cổ phiếu FLC

Tuần trước, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết bị khởi tố, bắt tạm giam về hành vi “Thao túng thị trường chứng khoán”. Cơ quan điều tra cho biết, ông Trịnh Văn Quyết bị điều tra liên quan tới vụ “bán chui” cổ phiếu FLC vào ngày 10/1.

Trước đó, liên quan đến vụ việc, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ngày 18/1 ban hành quyết định xử phạt số tiền 1,5 tỷ đồng đối với ông Trịnh Văn Quyết, đồng thời đình chỉ hoạt động chứng khoán trong vòng 5 tháng.

Sau tin này, thị trường chứng khoán Việt Nam rung chuyển, đặc biệt là cổ phiếu FLC. Trong 4 phiên, từ 28/3 đến 31/3, cổ phiếu FLC liên tục “lau sàn”. Tính đến cuối phiên 1/4, thị giá của cổ phiếu này còn 10.850 đồng/cổ phiếu.

Dù cổ phiếu FLC gặp khó nhưng các công ty chứng khoán đang cấp margin đối với cổ phiếu này chưa vội cắt. Cho đến hiện tại, có một số công ty vẫn đang duy trì hoạt động này đối với cổ phiếu FLC là:

Công ty TNHH Chứng khoán Mirae Asset Việt Nam và Công ty Cổ phần Chứng khoán Dầu khí (PSI) cấp margin tỷ lệ là 20% đối với cổ phiếu FLC.

Chứng khoán VNDirect và Chứng khoán Alpha cấp cho cổ phiếu FLC với tỷ lệ 30%.

Chứng khoán Everest cấp cho cổ phiếu FLC là 40%.

Chứng khoán Tân Việt (TVSI) cấp cho cổ phiếu FLC là 50%.

Ngoài ra, cổ phiếu FLC còn được riêng Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn Hà Nội (SHS) thêm vào danh mục chứng khoán được ký quỹ từ ngày 22/3. Tuy nhiên, tỷ lệ cụ thể là bao nhiêu thì không được SHS nêu rõ.

Chứng khoán Bản Việt không cấp margin cho cổ phiếu FLC

Trong khi một số công ty chứng khoán vẫn cấp margin cho cổ phiếu FLC thì chứng khoán Bản Việt lại nói lời từ chối.

Ông Tô Hải.

Thông tin trên báo Dân Trí, ông Tô Hải – Tổng Giám đốc Chứng khoán Bản Việt cho biết, công ty của ông chưa từng cho vay ký quỹ cho cổ phiếu FLC và các mã chứng khoán liên quan đến tập đoàn này. Vị này nói rằng mình có quan điểm rất rõ ràng đối với các cổ phiếu có dấu hiệu bị “làm giá” ở trên thị trường.

Nói thêm, ông Hải cho biết, khi công ty chứng khoán cho vay ký quỹ cổ phiếu mà mã cổ phiếu đó sụp đổ, mất thanh khoản, công ty chứng khoán không thể giải chấp để lấy lại tiền. Trong khi đó, nếu ngân hàng phát sinh nợ xấu, họ vẫn có thể thanh lý tài sản thế chấp là các bất động sản để thu hồi nợ.

Exit mobile version