Nước Anh “cảm lạnh”, 7,8 triệu hộ gia đình đứng trước nguy cơ vỡ nợ

Nước Anh “cảm lạnh”, 7,8 triệu hộ gia đình đứng trước nguy cơ vỡ nợ

Áp lực lạm phát kéo dài, các hộ gia đình ở Anh sẽ phải đối mặt với tình trạng vỡ nợ khi lãi suất tăng cao.

Sóng vỡ nợ có thể khiến Mỹ rơi vào trạng thái suy thoái trong năm 2023

Rào cản thị trường, người dân vỡ nợ

Nước Anh đang chứng kiến mức lạm phát lên tới 8,7% trong tháng 5/2023. Dự báo, việc tăng lương sẽ thúc đẩy lãi suất tăng cao. Theo Văn phòng thống kê quốc gia Anh, tiền lương đã tăng 7,2% trong năm qua để hỗ trợ người tiêu dùng. Tuy nhiên, giá hàng hóa vì thế cũng tăng theo.

Chuyên gia kinh tế Max Mosley đến từ Viện Nghiên cứu kinh tế và xã hội quốc gia Anh nhận định, lạm phát kéo dài cũng ăn mòn số tiền các hộ gia đình chi cho tài sản, gây áp lực giảm giá nhà trong thời gian dài.

Trong cuộc họp vừa kết thúc, Ủy ban Chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương Anh (BOE) đã gây bất ngờ lớn ủng hộ tăng lãi suất lên đến 50 điểm cơ bản, nâng mức lãi suất lên 5% từ 4,5%.

Viện Nghiên cứu kinh tế và xã hội quốc gia Anh ước tính, đợt tăng lãi suất nói trên sẽ khiến 1,2 triệu hộ gia đình ở Anh (4% hộ gia đình trên toàn quốc) cạn kiệt tiền tiết kiệm vào cuối năm nay do trả nợ thế chấp cao hơn.

Tỷ lệ các hộ gia đình đang thế chấp nhà sẽ vỡ nợ lên đến gần 30%, khu vực chịu tác động lớn nhất sẽ là ở Xứ Wales và vùng Đông Bắc nước Anh.

Đáng lo ngại, các nhà đầu tư hiện đang đặt cược rằng lãi suất của Vương quốc Anh sẽ tăng cao tới 6,25% – mức cao nhất kể từ năm 1998 – vào đầu năm tới. 

Trái phiếu chính phủ Anh ngắn hạn, vốn rất nhạy cảm với kỳ vọng lãi suất, đã giảm. Trong khi đó, lợi suất trái phiếu kỳ hạn hai năm đã tăng 0,1 điểm phần trăm lên 5,18% – mức cao nhất kể từ năm 2008.

Kỳ vọng lãi suất tăng sẽ gây thêm căng thẳng cho các khoản thế chấp ở nước Anh, vốn được định giá dựa trên các biến động trên thị trường hoán đổi. Hiện thị trường coi các khoản thế chấp ở Vương quốc Anh là “quả bom hẹn giờ.”

Kỳ vọng của thị trường về lãi suất cao hơn không đi kèm với việc đồng bảng Anh mạnh lên. Đây là dấu hiệu cho thấy các nhà đầu tư đang tập trung vào những tác động tiêu cực mà chi phí đi vay cao hơn sẽ gây ra cho nền kinh tế.

Đồng bảng Anh đã giảm 0,4% so với đồng USD xuống còn 1,2695 USD đổi 1 bảng, kéo dài đà giảm từ ngày 22/6. Đồng bảng Anh yếu hơn sẽ làm tăng giá hàng hóa nhập khẩu, điều có thể là một vấn đề đối với BoE trong nỗ lực chống lạm phát.

Giới chuyên gia cho biết đồng bảng Anh trượt giá sau thông báo điều chỉnh lãi suất là cách nhà đầu tư nói rằng có khả năng thị trường sẽ lao dốc ngay sau đó.

ViMoney tổng hợp

Trader_Z

Các quan điểm và ý kiến ​​được thể hiện bởi tác giả, hoặc bất kỳ người nào được đề cập trong bài viết này, chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin tham khảo và chúng không cấu thành lời khuyên về tài chính, đầu tư hoặc các lời khuyên khác.

Exit mobile version