8 phương thức lừa đảo NFT kinh điển và cách đề phòng

8 phương thức lừa đảo NFT kinh điển và cách đề phòng

Các trò lừa đảo NFT trên cộng đồng, bao gồm rug bull (nhà phát triển bỏ trốn với tiền đầu tư) hay catfishing (sử dụng thông tin và tài khoản giả mạo) ngày càng phổ biến, gây thiệt hại không nhỏ cho các nhà sưu tầm.

Cùng điểm danh một số NFT lừa đảo nổi bật, cách đề phòng và lời khuyên giao dịch an toàn nhé!

Lừa đảo NFT thông qua tin nhắn ngẫu nhiên trên Discord

Bạn sẽ nhận được càng nhiều lời mời giả mạo khi mạng Discord của bạn càng lớn. Các tin nhắn nhận được trên Discord có thể mang tới nhiều rắc rối, nhất là nếu chúng mạo danh một thương hiệu, nghệ sĩ hay người có tầm ảnh hưởng trong NFT. Hãy thận trọng với các liên kết mà bạn nhận được, bất kể chúng xuất hiện hợp pháp thế nào hoặc được gửi trực tiếp từ “bạn bè” để yêu cầu tiền hoặc các thông báo từ các sáng kiến NFT.

Nếu nhạn được một tin nhắn bất thường từ một ai đó, kể cả người bạn biết rõ, hãy kiểm tra một cách thận trọng.

Tài khoản Twitter giả mạo

Hầu hết các thương hiệu lớn hay cá nhân có ảnh hưởng trên NFT đều có khả năng bị giả mạo bất hợp pháp. Hãy thật thận trọng với những hồ sơ tiếp cận, bởi chỉ cần một chút chủ quan, bạn sẽ không để ý đến những điểm khác biệt nhỏ, như việc tiểu sử là DLCBlogger thay vì đúng phải là DCLBlogger. Vì vậy, hãy hết sức thận trọng!

Các tài khoản giả mạo này sẽ nhắn tin cho bạn để nhắc đến một cuộc thảo luận hoặc yêu cầu hỗ trợ, tư vấn. Đây là trò lừa đảo NFT hay áp dụng cho những người mới tham gia vào cộng đồng.

Chỉ cần một chút thời gian để xem xét, bạn thường có thể nhận ra ngay những điểm “bất thường” của các tài khoản này. Ví dụ như có lượng người theo dõi tương đối ít, các tweet được sao chép từ các tài khoản hợp pháp khác, thường xuyên retweet các tài khoản khác mà không có nội dung gốc,…

Thị trường giả mạo

Các thị trường giả mạo thường sử dụng URL khá giống với thị trường chính. Đây là một trong những trò lừa đảo kinh điển và liên tục được sử dụng trong DeFi. Nó có thể tiếp cận người dùng thông qua Discord, email, Twitter hay bất kỳ phương thức giao tiếp NFT hay tiền điện tử nào.

Các email đáng ngờ từ các kẻ giả mạo OpenSea không phải là hiếm. Chúng thường cố gắng giả mạo giống email chính thống một cách đáng kinh ngạc và chỉ có một vài khác biệt rất nhỏ trong liên kết. Trước khi nhấp vào bất kỳ đường link nào yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân, mật khẩu hay Seed Phrase (tập hợp từ khóa dùng để truy cập ví tiền điện tử), hãy kiểm tra lại một cách thật cẩn trọng.

Chỉ cần nhớ quy tắc vàng: Không bao giờ nhập Seed Phrase bên ngoài ví tiền điện tử. Và hãy chú ý đến tên miền bạn đang gặp!

Bơm thổi giá

Việc thổi giá và bán phá giá là một trò lừa đảo kinh điển khác trong không gian tiền điện tử và NFT. Đây là việc một cá nhân hoặc một nhóm mua số lượng lớn NFT để thao túng thị trường, khiến nhu cầu và giá NFT tăng cao. Khi giá NFT đã tăng lên đến một mức, những kẻ lừa đảo sẽ bán tất cả số NFT đã mua trước đó để thu được khoản lợi nhuận khổng lồ, để lại cho những người khác NFT vô giá trị.

Kiểm tra lịch sử giao dịch là một trong những phương pháp đơn giản và hiệu quả để nhận ra việc thổi giá. Một dự án hợp pháp và đáng tin sẽ có nhiều đối tượng mua khác nhau, chứ không chỉ có một vài khách hàng mua đi bán lại. Nếu bạn nhận ra mình đang bị “vướng” vào một đợt bơm thổi giá, hãy cố gắng thoát ra càng sớm càng tốt nhé!

Mạo danh nghệ sĩ

Đã có một số kẻ đánh cắp tác phẩm nghệ thuật từ người sáng tạo ban đầu và nhận nó là của mình. Khi chưa ai nhận ra sự bất thường, chúng sẽ bán cho bạn để lấy tiền và lúc nghệ sĩ chân chính phát hiện ra, thì tiền của bạn cũng đã không còn nữa.

Lời khuyên dành cho bạn là nên mua các tác phẩm từ những nghệ sĩ được chứng nhận hoặc nghệ sĩ đã hoạt động trong cộng đồng. Việc mạo danh nghệ sĩ và cố gắng bán NFT càng nhanh càng tốt với mức giá “rẻ tới bất ngờ” thường là hành vi lừa đảo NFT.

Giả mạo đấu thầu

Đưa ra giá đấu thầu giả mạo là một trò gian lận nghiêm trọng, gây thiệt hại cho nhiều người trong thời gian gần đây. Phương thức được thực hiện: bạn rao bán NFT của mình và mọi người đặt giá đấu thầu. Những kẻ lừa đảo sẽ đặt giá đấu thầu bằng USDC thay vì ETH. Để tăng độ tin cậy, thậm chí nhiều kẻ lừa đảo còn đổi ảnh hồ sơ của mình thành logo WETH.

Hãy tưởng tượng, bạn kỳ vọng sẽ bán được bộ sưu tập Bored Ape hấp dẫn của mình với giá 17 ETH nhưng lại nhận được 17 USDC. Thật khó có thể chấp nhận được!

Gần đây đã diễn ra một trò lừa đảo mới. Đó là một người sẽ tiến hành niêm yết, sau đó xóa ngay lập tức và thay đổi nhỏ trong link liên kết.

Airdrop và quà tặng

Một ai đó trong không gian tiền điện tử và NFT muốn tặng bạn một số tiền và phần thưởng. Hãy cẩn thận với điều “hấp dẫn” này. Cộng đồng thường đưa ra lời cảnh báo về việc bạn sẽ thường xuyên nhận được các thông báo airdrop miễn phí từ các tài khoản giả mạo trên Discord.

Trong một số trường hợp hiếm hoi, một tài khoản đã xác minh bị đánh cắp, xâm nhập và đổi tên để tăng độ tin cậy. Tuy nhiên, thường những tài khoản này sẽ hay gặp các lỗi ngữ pháp và chính tả bất thường trong hồ sơ.

Một số chương trình airdrop cũng được quảng cáo thông qua các tài khoản giả mạo trên Twitter. Mặc dù trông có vẻ “hợp pháp” và “tin cậy” nhưng thường các tài khoản này sẽ chia sẻ và yêu cầu bạn cung cấp mật khẩu hoặc Seed Phrase. Hãy cảnh giác với các kế hoạch Ponzi như vậy!

Trong bất kỳ tình huống nào và ở bất kỳ đâu, hãy thận trọng với việc chia sẻ địa chỉ và thông tin ví của mình. Những bài đăng này thường xuyên xuất hiện trên Facebook, Twitter và các nền tảng công khai để hy vọng có thể thực hiện các hành vi gian lận. Hãy thiết lập chế độ càng riêng tư càng tốt, để đảm bảo an toàn cho ví tiền của mình!

Nguồn: CoinCu

Exit mobile version