Ai ủng hộ Nga?

Có hay không kịch bản thiết lập lại bản đồ an ninh EU, câu hỏi được đặt ra nhiều nhất trong thời gian này, ai là người ủng hộ Nga?

Có hay không kịch bản thiết lập lại bản đồ an ninh EU, câu hỏi được đặt ra nhiều nhất trong thời gian này, ai là người ủng hộ Nga?

Bằng việc xác lập hành động quân sự đặc biệt tại Ukraine, Vladimir Putin nhận về nhiều sự chỉ trích của thế giới. Phương Tây bàn binh bố trận chống lại Nga bằng các lệnh trừng phạt nghiêm khắc nhất từ trước đến nay. Loại khỏi SWIFT, cấm vận nguồn cung dầu khí, gạch tên Nga khỏi trường đua kinh tế.

Trong khi đó, NATO nhận được sự ủng hộ, EU thể hiện vai trò là “người anh hai” trên bản đồ cường quốc.

EU và NATO gay gắt trong hành động đặc biệt của Nga ở Ukraine

Ai ủng hộ Nga?

Ít nhất trong ngắn hạn, Nga chắc chắn chịu nhiều thiệt hại, song nước Nga vẫn nhận được sự đồng tình và hỗ trợ của các quốc gia khác.

The Economist Intelligence Unit (EIU) đã phân tích rằng thế giới hiện chia làm ba: Một phần nghiêng hoàn toàn về phía phương Tây, một bên ủng hộ Nga và còn lại là khối trung lập.

Hiện có 131 quốc gia quay lưng với Nga (chiếm gần 70%). Hầu hết thuộc về khu vực Bắc Mỹ và EU đặc biệt ngay cả các quốc gia vốn được gọi là thân thiện “không màng chính trị” như Phần Lan, Thụy Điển, Thụy Sĩ cũng đưa ra lập trường phản đối Nga.

Tuy nhiên, tổng cộng số người phản đối Nga chỉ chiếm khoảng 36% dân số trên thế giới. Cụ thể, khoảng 2/3 người dân sống ở các quốc gia có chính sách trung lập hoặc ủng hộ Nga.

Hàng nghìn người Nga tập trung tại Moscow để ủng hộ “hoạt động quân sự đặc biệt” của Tổng thống Vladimir Putin ở Ukraine.

Trung Quốc và Ấn Độ đang chịu sức ép lớn của phương Tây, khi đến nay cả hai quốc gia này đều từ chối lên án hoạt động quân sự của Nga ở Ukraine.

EIU đã xếp quốc gia Trung Quốc và nhóm “ủng hộ” Nga bởi quốc gia này tránh lên án hành động của Tổng thống Putin đồng thời không phát đi tín hiệu đứng về phía phương Tây.

Các nhà phân tích cũng nhận thấy dường như Trung Quốc “cầm chừng” trong việc công khai hỗ trợ cho nước Nga bởi một hành động nhạy cảm có thể khiến Trung Quốc đối mặt với các đòn trừng phạt gay gắt đến từ phương Tây.

Chính phủ Ấn Độ có quan điểm trung lập rõ ràng trong vấn đề Ukraine – Nga.

Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov (trái) và Ngoại trưởng Ấn Độ Subrahmanyam Jaishankar tại New Delhi.

New Delhi có thể sẽ mua thêm nhiều dầu thô giá rẻ từ Nga. Tương tự, Trung Quốc, vốn dĩ đã là nước nhập khẩu nhiều dầu nhất từ Nga được cho là sẽ tăng mua dầu từ nước này ở mức giá đang rẻ hơn rất nhiều so với bình thường.

Khoảng 30% dân số toàn cầu đanh sinh sống trên 28 quốc gia có chính phủ được EIU xếp loại thân thiết với nước Nga có thể kể đến Pakistan, Ethiopia, Eritrea và Syria.

32 quốc gia giữ thái độ trung lập trong đó có Bangladesh, Brazil và Ấn Độ – các quốc gia này coi trung lập là chính sách ngoại giao mặc định được giữ nguyên từ thời chiến tranh lạnh như một động thái chống lại cảnh thế giới phân cực thành 2 lực lượng.  

Có thể Nga sẽ mất đi sự ủng hộ trên trường quốc tế, tuy nhiên không có nghĩa mọi người đều quay lưng với Tổng thống Putin và đất nước của ông.

Zoe (Nguồn The Economist)

Exit mobile version