Bài toán hóc búa của ngành hàng không Mỹ trước mệnh đề lạm phát

Tại Mỹ, các hãng hàng không chưa đưa ra biện pháp dự phòng trước tình cảnh giá dầu biến động. Thay vào đó, các chi phí phát sinh được cộng vào giá vé máy bay.

Ngành hàng không Mỹ sống lại sau cơn sốt Covid-19 lại gặp trở ngại liên quan đến việc đội giá do lạm phát leo thang.

Ngành hàng không Mỹ khỏi bệnh

Nhu cầu di chuyển và đi lại của người Mỹ tăng cao nhất kể từ khi đại dịch Covid-19 cơ bản được kiểm soát. Các hãng hàng không phủ bụi tàu bay để phục vụ lượt khách hàng ngày. Tuy nhiên, nước Mỹ đang trải qua thời kỳ lạm phát đỉnh điểm trong 40 năm qua, gián tiếp đặt ra thách thức với các nhà đầu tư và quản lý ngành hàng không: Làm cách nào để giảm tải áp lực lạm phát trước khi báo cáo tình hình kinh doanh quý I cận kề?

Nhiều hãng hàng không phát đi tin vui về việc trở lại sau đại dịch với doanh số bán vé khởi sắc chưa từng thấy. Theo TSA, công suất hành khách của Mỹ di chuyển đạt 89% kể từ khi đại dịch đổ bộ.

American Airlines báo cáo tình hình kinh doanh với dự kiến trong quý III, chi phí nhiên liệu bay sẽ tăng ít nhất 16% so với cùng kỳ 2019.

Ngành hàng không nước Mỹ đối mặt với bài toán nan giải liên quan đến lạm phát và chi phí năng lượng bay.

Sẽ có những “sai số”

Giá nhiên liệu ở Bắc Mỹ tăng mạnh hơn 30% trong tháng qua kể từ khi Mỹ áp đặt lệnh trừng phạt lên Nga sau hành động xung đột quân sự của Nga tại Ukraine (không nhập khẩu dầu mỏ từ Nga).

Chi phí nhiên liệu tăng cao là một trong những lý do khiến ngành hàng không lo ngại sau những cố gắng phục hồi vì dịch Covid-19.

Xăng dầu tăng giá là một trong những thách thức to lớn của ngành hàng không toàn cầu.

Tại Mỹ, các hãng hàng không chưa đưa ra biện pháp dự phòng trước tình cảnh giá dầu biến động. Thay vào đó, các chi phí phát sinh được cộng vào giá vé máy bay.

Được biết giá vé máy bay của nhiều hãng đã tăng khoảng 24% so với cùng kỳ năm ngoái.

Ngoài ra, yếu tố nhân lực cũng là một thách thức lớn khi hầu hết các hãng bay thừa nhận họ đang quay cuồng với công việc bởi thiếu nhân sự.

Nhiều hãng bay tại Úc và châu Âu ghi nhận tình trạng delay bởi lượng khách ngày càng nhiều nhưng nhân lực không đủ đáp ứng, các chuyến bay bị gián đoạn thậm chí bị hủy.

Dự tính cho đến hết kỳ nghỉ lễ Phục sinh vào ngày 17/4/2022 tới đây, nhu cầu di chuyển còn tăng nhiều hơn lúc trước kéo theo tình trạng gián đoạn nghiêm trọng hơn.

Thị trường lao động eo hẹp buộc các nhà tuyển dụng phải rao mức lương cao hơn nhiều lần để thu hút nhân tài.  

United Airlines Holdings (UAL.O) có giá vé trung bằng tăng gấp đôi so với năm 2021. Cùng chung cảnh ngộ, Delta Air Lines Inc lên kế hoạch tăng giá vé khoảng 10%/chiều bay để bù đắp vào phí nhiên liệu.

Các hãng bay cần phải duy trì mức tăng như hiện tại để có lợi nhuận lâu dài. Tuy nhiên, điều đáng buồn, tình trạng lạm phát đẩy giá vé máy bay lên cao có thể là một trong những nguyên nhân khiến các hộ gia đình không còn hứng thú với những kỳ nghỉ du lịch.

Tại châu Á, thị trường Singapore và Thái Lan chưa ghi nhận tình trạng vỡ trận như ở Mỹ và châu Âu. Bởi thị trường phương Tây tắc nghẽn do lượng hành khách quá đông. Tình trạng này có thể sẽ không tiếp diễn ở thị trường châu Á bởi nhiều quốc gia đông dân vẫn tiến hành các biện pháp hạn chế để kiểm soát Covid-19.

Zoe (Nguồn Reuters)

Exit mobile version