Bạn đang sở hữu ô tô – Những việc cần làm ngay trước khi sang năm 2022

Bạn đang sở hữu ô tô - Những việc cần làm ngay trước khi sang năm 2022

Một số thủ tục nếu không hoàn thành trước năm 2022, những người đang sở hữu ô tô có thể sẽ mất đi một số quyền lợi, đôi khi một số trường hợp sẽ bị phạt theo như quy định pháp luật của nhà nước.

Những việc cần làm đối với người sở hữu ô tô trước 31/12

Sang tên xe qua nhiều đời chủ không có giấy tờ

Đến hết ngày 31/12/2021, theo thông tư 58/2020 của Bộ Công An, khi bạn đang sử dụng xe đã chuyển quyền sở hữu qua nhiều người, nhưng thiếu hoặc không có giấy tờ chuyển nhượng thì phương tiện của bạn chỉ còn được giải quyết vấn đề đăng ký, sang tên.

Khi chủ phương tiện bị thất lạc giấy tờ gốc, khi đi làm thủ tục đăng ký, sang tên bạn sẽ không cần phải xin giấy tờ xác nhận của địa phương. nhưng thay vào đó, cảnh sát cần truy cập dữ liệu quản lý biển số cũng như dữ liệu mất trộm trên toàn quốc để tra cứu, xác minh trước khi làm thủ tục đăng ký mới cho chủ phương tiện.

Chủ phương tiện sẽ bị ràng buộc trách nhiệm, cần phải làm cam đoan đảm bảo, chiếc xe đang sử dụng không vi phạm pháp luật trong trường hợp muốn đăng ký sang tên hay chuyển nhượng khi không có giấy tờ.

Xe nói chung cũng như xe ô tô nói riêng, sau ngày 31/12/2021 nếu thuộc trường hợp như trên sẽ không được giải quyết vấn đề đăng ký cũng như sang tên. Do đó, chủ phương tiện cần sớm đi làm thủ tục để xác nhận quyền sở hữu hợp pháp của mình đối với phương tiện đang sở hữu.

Phương tiện sử dụng kinh doanh vận tải cần đổi sang biển màu vàng

Cũng theo Thông tư 58/2020 của Bộ Công an, xe tải, xe công nghệ, taxi truyền thống, xe khách kinh doanh vận tải buộc phải đổi sang biển số màu vàng để cơ quan chức năng tiện quản lý. 

Theo đó, Thông tư quy định xe đang hoạt động kinh doanh vận tải trước ngày 01/8/2021 thì cần phải thực hiện đổi sang biển số màu vàng trước ngày 31/12/2021. Còn xe hoạt động kinh doanh vận tải từ 01/8/2021 thì đã được cấp biển số vàng ngay từ khi đăng ký, nên không cần phải làm thủ tục chuyển đổi này.

Theo thông tư này, việc đăng ký xe rút ngắn thời gian thay vì tối đa 7 ngày như hiện nay, người dân có thể đăng ký trực tuyến sau đó hẹn giờ, ngày đến làm thủ tục và lấy biển số. Ngoài ra, chủ xe khi đi đổi biển số chỉ cần mang một trong những giấy tờ như chứng minh thư, thẻ căn cước, hộ chiếu hoặc hộ khẩu.

Theo Nghị định 100/2019 của Chính phủ, sau ngày 31/12/2021, nếu xe kinh doanh vận tải chưa đổi biển số xe từ nền màu trắng sang màu vàng sẽ bị phạt như sau:

Dán thẻ thu phí không dừng

Theo quyết định 19/2020 của Thủ tướng, sau ngày 31/12, người dân phải trả phí khi dán thẻ thu phí không dừng đường bộ. Như vậy, người dân còn 3 ngày để được gắn thẻ không dừng miễn phí trên phương tiện; mức phí từ sau 31/12 là 135.000 đồng.

Cả nước hiện có hơn 2 triệu ô tô dán thẻ thu phí không dừng trong tổng số 3,5 triệu xe. Tuy nhiên, đến nay chỉ khoảng 60% phương tiện sử dụng dịch vụ này. Người dân có thể dán thẻ thu phí không dừng tại các trạm thu phí hoặc các trung tâm đăng kiểm.

Trên các tuyến quốc lộ toàn quốc hiện có 112 trạm thu phí điện tử không dừng. Chủ xe chỉ cần sử dụng một thẻ để lưu thông qua tất cả trạm. Dịch vụ thu phí không dừng áp dụng công nghệ RFID, sử dụng sóng radio để nhận diện tự động phương tiện có gắn thẻ định danh trên kính hoặc đèn xe.

Từ thẻ gắn trên kính xe, thiết bị đọc tại trạm thu phí sẽ trừ tiền của chủ phương tiện. Người dân có thể nạp tiền vào tài khoản bằng tiền mặt, internet banking hoặc tại trung tâm đăng kiểm, trạm thu phí… Thời gian xử lý giao dịch thu phí nhanh với tốc độ phương tiện qua trạm không barie là 50 giây/giao dịch.

Xe kinh doanh vận tải phải lắp camera giám sát

Nghị định 10/2020 đã quy định xe kinh doanh vận tải hành khách từ 9 chỗ trở lên, xe vận tải hàng hóa bằng container, xe đầu kéo cần phải lắp camera hành trình để lưu trữ hình ảnh trong suốt quá trình di chuyển trước ngày 1/7/2021. Do diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19 và cũng là để hỗ trợ doanh nghiệp, Chính phủ đã cho phép lùi thời hạn xử phạt hành vi không lắp thiết bị này đến hết ngày 31/12/2021.

Nghị định 100/2019 và Nghị quyết 66 của Chính phủ nêu rõ từ ngày 1/1/2022, xe kinh doanh vận tải nếu vẫn chưa lắp camera giám sát khi tham gia giao thông sẽ bị xử phạt như sau:

Sau ngày 31/12, đơn vị đăng kiểm sẽ từ chối những xe kinh doanh vận tải chưa lắp camera giám sát.

Cũng theo Nghị định trên, đến ngày 31/12, xe ô tô kinh doanh vận tải cần phải có dây an toàn ở tất cả các vị trí chở khách, bao gồm cả ghế nằm, giường nằm (trừ xe buýt nội tỉnh). Nghị định 100/2019 quy định, lái xe sẽ bị xử phạt từ 600-800.000 đồng nếu xe ô tô tham gia kinh doanh vận chuyển hành khách không bố trí dây an toàn.

Hết hạn giảm phí sử dụng đường bộ

Theo Thông tư 47/2021/TT-BTC, ngày 31/12/2021 chính là hạn cuối được miễn phí sử dụng đường bộ đối với ô tô kinh doanh vận tải. Đây là thông tin quan trọng mà các doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ kinh doanh vận tải cần lưu ý.

Thông tư quy định giảm:

Theo quy định tại Thông tư 293/2016/TT-BTC, từ ngày 1/1/2022, mức phí sử dụng đường bộ đối với ô tô kinh doanh vận tải trở lại mức cũ.

Exit mobile version