Bán phá giá là gì? Ưu, nhược điểm của bán phá giá

Bán phá giá là một khái niệm cơ bản của thương mại quốc tế

Bán phá giá là một khái niệm cơ bản của thương mại quốc tế

Bán phá giá là một thuật ngữ xuất hiện nhiều trong thương mại quốc tế. Vậy bán phá giá là gì? Bản chất và cách hình thức bán phá giá ra sao? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Bán phá giá là gì?

Tìm hiểu bán phá giá.

Bán phá giá trong tiếng Anh là Dumping, xảy ra khi một quốc gia hoặc công ty xuất khẩu một sản phẩm ra nước ngoài với mức giá thấp hơn giá ở thị trường nội địa của nhà xuất khẩu. Họ thậm chí có thể đẩy giá xuống thấp hơn mức giá thực tế để sản xuất ra sản phẩm xuất khẩu đó, sau khi đã triệt tiêu khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp nội địa của nước nhập khẩu, các công ty xuất khẩu sẽ tăng giá trở lại.

Ví dụ, doanh nghiệp Pháp xuất khẩu lốp xe ô tô sang Mỹ với mứcgiá thấp hơn mức giá bình thường, các doanh nghiệp Mỹ sẽ gặp khó khăn trong việc cạnh tranh với lốp xe của Pháp. Quá trình bán phá giá của Pháp kéo dài có thể khiến các doanh nghiệp Mỹ suy yếu và phải rút ra khỏi thị trường. Mặc dù bán phá giá có thể khiến cả Pháp thiệt hại trong thời gian đầu, tuy nhiên, sau khi triệt tiêu khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Mỹ trong thị trường lốp xe, họ sẽ đẩy giá lên cao và bù đắp tổn thất đã mất.

Bán phá giá hoạt động ra sao?

Hành động bán phá giá nhằm triệt tiêu khả năng cạnh tranh thông qua việc giả vờ giảm giá sản phẩm xuất khẩu tại một quốc gia. Đây được xem là một hành vi cạnh tranh không công bằng khi đẩy vào thị trường sản phẩm với giá quá rẻ đến mức đối thủ cạnh tranh không thể theo kịp.

Các quốc gia thự hiện bán phá giá có thể chống lưng cho doanh nghiệp cho đến khi triệt tiêu khả năng cạnh tranh của nước bạn và giá cả khôi phục lại mức bình thường.

Ví dụ, nếu Pháp thực hiện bán phá giá lốp xe ô tô giá rẻ sang nước Mỹ, các doanh nghiệp sản xuất lốp xe của Pháp chắc chắn cũng sẽ chịu thua lỗ trong quá trình sản xuất. Chính phủ Pháp có thể trợ cấp các doanh nghiệp của nước này cho đến khi các công ty lốp xe của Mỹ không chịu nổi và phải rút khỏi thị trường. Lúc này, nhà sản xuất lốp xe của Pháp sẽ khôi phục lại mức giá bình thường và chính phủ Pháp cũng sẽ kết thúc trợ cấp.

Cách chống bán phá giá

Một quốc gia có thể ngăn cản hành vi bán phá giá thông qua hiệp định thương mại. Nếu cả hai bên quốc gia đồng ý ký kết hợp đồng thương mại, họ có thể cạnh tranh công bằng và chống bán phá giá.

Hiệp định thương mại chỉ có tác dụng chống bán phá với với các bên tham gia ký kết hợp đồng. Do đó, với các quốc gia khác ngoài hiệp định thương mại, chính phủ các nước cần có biện pháp khác, cụ thể là thuế chống bán phá giá. Đây là thuế nhập khẩu bổ sung được áp dụng trong trường hợp hàng hóa bán phá giá nhập khẩu vào một nước gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.

Ưu và nhược điểm của bán phá giá

Ưu điểm

– Tăng thị phần cho ngành công nghiệp của quốc gia bán phá giá: Ưu điểm chính của bán phá giá là bán hàng hóa tại mức giá cạnh tranh thấp hơn một cách không công bằng. Một quốc gia trợ cấp cho doanh nghiệp xuất khẩu để họ có thể bán giá thấp dưới chuẩn. Hành động này tấn công trực diện vào nền công nghiệp của quốc gia nhập khẩu nhằm chiếm phần thị phần lớn nhất có thể.

– Tạm thời hạ giá cho khách hàng: Khách hàng cũng là người được hưởng lợi trong cuộc bán phá giá từ nước xuất khẩu. Miễn là khi quốc gia xuất khẩu tiếp tục trợ cấp, khách hàng trả ít tiền hơn để sở hữu sản phẩm.

Nhược điểm

– Cái giá đắt để duy trì bán phá giá: vấn đề với bán phá giá mà quốc gia và doanh nghiệp xuất khẩu phải chịu là chi phí để sản xuất hàng hóa và bán với giá rẻ. Họ có thể mất nhiều năm xuất khẩu hàng giá rẻ mới có thể “hất cẳng” được đối thủ ra khỏi thị trường.

– Bùng lên chiến tranh thương mại giữa hai quốc gia: cái giá thứ hai phải trả cho bán phá giá là sự trả đũa từ quốc gia nhập khẩu. Các quốc gia có thể áp đặt giới hạn và thuế quan thương mại để chống lại hành vi bán phá giá. Điều này có thể dẫn đến chiến tranh thương mại.

– WTO và EU “sờ gáy”: bán phá giá có thể khiến các cơ quan tổ chức thương mại trên thế giới để mắt tới và chỉ trích.

Exit mobile version