Người lao động đóng bảo hiểm thì sau khi nghỉ việc và muốn thanh toán tiền bảo hiểm xã hội 1 lần thì được hưởng bao nhiêu?
Chính sách bảo hiểm xã hội 1 lần
Sau 1 năm nghỉ việc, nếu bạn không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội và có yêu cầu nhận bảo hiểm xã hội 1 lần khi chưa đóng đủ 20 năm thì được hưởng BHXH một lần như sau:
Theo thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định mức hưởng BHXH 1 lần được tính theo số năm tham gia BHXH và không bao gồm số tiền Nhà nước hỗ trợ đóng BHXH tự nguyện (Trừ trường hợp bị bệnh hiểm nghèo). Cụ thể:
Mức hưởng = (1.5 x Mức lương bình quân tháng x Thời gian tham gia BHXH trước năm 2014) + (2 x Mức lương bình quân tháng x Thời gian tham gia BHXH từ năm 2014)
2. Đóng bảo hiểm xã hội 2 năm thì được hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần bao nhiêu tiền?
Số tiền nhận được của BHXH 2 năm căn cứ theo bình quân tiền lương tháng bạn đóng bảo hiểm và thời gian đóng. Cụ thể:
- 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm cho những năm đóng trước năm 2014 và 2 tháng cho những năm đóng từ 2014 trở đi.
- Tính BHXH trước ngày 1/1/2014: Thời gian đóng bảo hiểm tháng lẻ sẽ được chuyển sang đóng bảo hiểm vào thời gian 1/1/2014 trở đi.
Như vậy, số tiền bạn có thể nhận được đối với BHXH 2 năm đó là:
Mức hưởng của BHXH 2 năm = (1.5 x Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH x Số năm tham gia BHXH trước năm 2014) + (2 x Mức bình quân tiền lương tháng BHXH x Số năm tham gia BHXH sau năm 2014).
3. Đóng bảo hiểm xã hội 3-4-5 năm thì được hưởng BHXH 1 lần bao nhiêu tiền?
Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng mà bạn đóng bảo hiểm thất nghiệp, nếu đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì sẽ hưởng 03 tháng trợ cấp thất nghiệp. Tiếp đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp thất nghiệp (tối đa không quá 12 tháng).
4. Cách tính tiền bảo hiểm xã hội năm 2022
Bảo hiểm xã hội không những là quyền lợi mà còn là nghĩa vụ của công ty đối với người lao động. Đây là vấn đề thu hút được sự quan tâm của tất cả người lao động khi tham gia làm việc tại doanh nghiệp hay tổ chức.
Tỷ lệ trích nộp bảo hiểm áp dụng cho từng giai đoạn như sau:
Trong đó:
Mức đóng bảo hiểm = Tiền lương tháng làm căn cứ đóng BH x Tỷ lệ trích các khoản bảo hiểm
5. Mức tiền lương tham gia bảo hiểm năm 2022
Đối với khối hành chính sự nghiệp
Tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có). Tiền lương này tính trên mức lương cơ sở (bao gồm cả hệ số chênh lệch bảo lưu theo quy định của pháp luật về tiền lương).
Đối với khối doanh nghiệp
Tiền lương do đơn vị quyết định. Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác. Theo điều 1 của Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH thì:
Tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác quy định tại điểm a, tiết b1 điểm b và tiết c1 điểm c khoản 5 Điều 3 của Thông tư số 10/2020/TT-BLĐTBXH. Cụ thể:
*Các khoản phải cộng vào để tham gia BHXH bao gồm:
- Mức lương theo công việc hoặc chức danh: Ghi mức lương tính theo thời gian của công việc hoặc chức danh theo thang lương, bảng lương do người sử dụng lao động xây dựng theo quy định tại Điều 93 của Bộ luật Lao động; đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm hoặc lương khoán thì ghi mức lương tính theo thời gian để xác định đơn giá sản phẩm hoặc lương khoán.
- Phụ cấp lương theo thỏa thuận của 2 bên: Các khoản phụ cấp lương để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ.
- Các khoản bổ sung khác theo thỏa thuận của 2 bên: Các khoản bổ sung xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương
Lưu ý: Phụ cấp chuyên cần không cần phải tham gia bảo hiểm bắt buộc.
Nguồn: Tổng hợp