Khủng hoảng tiền tệ kỳ lạ ở Nigeria

Sự khan hiếm tiền mặt dẫn đến các cuộc biểu tình bạo lực ở Nigeria: Báo cáo

Người dân Nigeria bất mãn và bàng hoàng vì chiến dịch đổi tiền bắt nguồn từ chính sách đổi tiền thiếu chặt chẽ.

Nigeria và kế hoạch gây dựng nền tài chính sạch

Nigeria là một trong những quốc gia có tỷ lệ lạm phát lớn nhất thế giới. 

Ngày 15/12/2022, chính phủ Nigeria đã đổi màu và thiết kế của tờ 200-500-1.000 Naira đồng thời yêu cầu người dân đổi tiền mới. Quan điểm của Ngân hàng trung ương Nigeria, động thái này sẽ giúp kiềm chế lạm phát và rửa tiền.

Theo kế hoạch của chính phủ, người dân sẽ mang tiền cũ đổi lấy tiền mới ở ngân hàng. Họ sẽ có 2 lựa chọn là mở tài khoản ngân hàng hoặc thanh toán trực tuyến.

Tổng giá trị tiền mặt lưu thông tại Nigeria đã tăng gấp đôi kể từ năm 2015 ước tính lên tới 7 tỷ USD. Điều này khiến tình trạng lạm phát trở nên khó kiểm soát, chính phủ cũng khó khăn trong việc đưa ra các chính sách điều tiết kinh tế.

Để đẩy nhanh tiến độ, chính phủ quốc gia đã thuê 1,4 triệu nhân sự tuyên truyền – khuyến khích dân chúng đổi tiền trước khi chấm dứt thời gian lưu hành tiền cũ. Ngân hàng Trung ương tạm thời bãi bỏ phí gửi tiền mặt và làm việc cả cuối tuần để đổi tiền cho người dân. 

Thế nhưng bất cập xảy ra…..

Việc thu hồi tiền cũ gặp khó khăn khi hệ thống ngân hàng của quốc gia này quá tải.

Chính phủ không thể kiểm soát được số lượng tiền mặt người dân mang đến ngân hàng và không nắm được ngân hàng nào sẽ tập trung lượng người đổi tiền lớn nhất. Hơn nữa, Nigeria chỉ có 35% phụ nữ và 47% nam giới là có tài khoản ngân hàng, còn lại là tiền mặt lưu thông.

Hậu quả, người dân bất mãn vì công việc hàng ngày xáo trộn. Ngân hàng không đủ tiền mặt để đổi cho người dân, phần mềm truy cập vào hệ thống ngân hàng quá tải vì lượng truy cập quá lớn trong cùng 1 thời điểm. Người dùng sẽ phải đợi hàng tiếng đồng hồ để hoàn tất giao dịch, thậm chí có những giao dịch thất bại.

Các máy ATM không đủ tiền mặt để rút, doanh nghiệp, tổ chức, nhiều nơi không không đồng ý nhận tiền cũ, người dân hoang mang vì chỉ sau 1 đêm, số tiền họ đang sở hữu không còn giá trị. Nhiều người dân không thể thanh toán, không mua được thực phẩm vì không có nơi nào chấp nhận tiền cũ.

Người dân xếp hàng dài mệt mỏi để đổi tiền mới ở Nigeria
Người dân xếp hàng dài mệt mỏi để đổi tiền mới ở Nigeria

Quá bức xúc, hàng loạt các cuộc biểu tình và bạo loạn đã diễn ra. Người dân thậm chí còn đốt cháy ngân hàng tại bang Delta, thành phố Warri và Benin cũng bất ổn. Đã có 2 người thiệt mạng từ các vụ bạo loạn này. 

Vấn nạn thiếu tiền mặt đã khiến thị trường chợ đen “náo nhiệt”, nhiều kẻ đầu cơ tích trữ và giao dịch chúng với tỷ giá bất hợp lý nhằm kiếm lợi nhuận từ cuộc khủng hoảng đổi tiền trên.

Bất chấp tình hình này, Bộ trưởng tài chính Zainab Ahmed của Nigeria khẳng định việc thu hồi hàng nghìn Naira tiền mặt vào hệ thống ngân hàng là một thành công lớn.

Từ tháng 12/2022, Nigeria đang thúc đẩy chính sách “Nigeria không dùng tiền mặt”, trong đó hạn chế đáng kể lượng tiền mặt mà một cá nhân và doanh nghiệp có thể rút tại ATM xuống còn 45 USD/ngày và 225 USD/tuần. Thay vào đó, người dân được khuyến khích sử dụng eNaira – đồng tiền kỹ thuật số của Ngân hàng Trung ương Nigeria .

Đối với hình thức rút tiền tại ngân hàng, giới hạn cũng được áp đặt với 225 USD/ngày và 1.125 USD/tuần. Các giao dịch vượt giới hạn sẽ bị tính phí 5% đối với cá nhân và 10% đối với doanh nghiệp.

Trên thực tế, Nigeria đã thiết lập chính sách “không dùng tiền mặt” từ năm 2012. Cho thấy việc “thoát khỏi” tiền mặt truyền thống giúp hệ thống thanh toán của nước này hiệu quả hơn, giảm chi phí dịch vụ ngân hàng và nâng cao hiệu quả chính sách tiền tệ. Các giới hạn rút tiền trước đó theo ngày là 338 USD đối với cá nhân và 1.128 USD đối với doanh nghiệp.

Tuy nhiên, nhà phân tích Adedayo Bakare tại Money Africa (Nigeria) lại cho rằng vấn đề lạm phát ở quốc gia này không xuất phát từ tiền mặt.

“Nếu muốn hạn chế rửa tiền, hệ thống tài chính của bạn cần phải tốt hơn; nếu muốn hạn chế thanh toán tiền chuộc, an ninh cần phải tốt hơn; nếu muốn kiềm chế lạm phát, thì mức tăng tổng cung tiền trong nền kinh tế phải giảm tốc”,Adedayo Bakare nhấn mạnh quan điểm.

Việc sử dụng đồng tiền giấy mới của ngân hàng trung ương Nigeria là “quá trình tốn kém gây khó khăn cho công chúng bởi khoảng thời gian để loại bỏ và sử dụng những đồng tiền cũ đang lưu thông quá ngắn”.

Nguồn SupperCryptoNews

ViMoney 

Các quan điểm và ý kiến ​​được thể hiện bởi tác giả, hoặc bất kỳ người nào được đề cập trong bài viết này, chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin và chúng không cấu thành lời khuyên về tài chính, đầu tư hoặc các lời khuyên khác

Exit mobile version