Bất bình đẳng giàu nghèo sau Covid-19: Nửa tỷ người rơi vào nghèo cùng cực, tài sản các tỷ phú không ngừng gia tăng

ViMoney: Bất bình đẳng giàu nghèo ngày càng gia tăng sau Covid-19

“Bất bình đẳng thế giới 2022” công bố hôm 7/12/2021 bởi Global Inequality Lab (Pháp) là công trình về bất bình đẳng giàu nghèo trên thế giới của hơn 100 nhà nghiên cứu trên toàn cầu, dẫn đầu bởi các nhà kinh tế tại Trường Kinh tế Paris (Pháp) và Đại học California tại Berkeley (Mỹ).

Theo số liệu báo cáo, khoảng 2.750 tỷ phú đang kiểm soát 3,5% tài sản của thế giới – cao hơn nhiều so với mức 2% khi dịch bệnh bắt đầu bùng phát vào đầu năm 2020 và mức 1% của năm 1995.

Trong khi đố, một nửa dân số nghèo nhất hành tinh chỉ sở hữu khoảng 2% tài sản của thế giới. Thậm chí, hàng trăm triệu người đã rơi vào cảnh nghèo cùng cực vì đại dịch Covid-19.

Đọc thêm: Forbes vinh danh tỷ phú Phạm Nhật Vượng là “Anh hùng từ thiện” châu Á 2021

Hàng trăm triệu người nghèo cùng cực do Covid-19

Trong một tuyên bố vào ngày 12/12, tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Ngân hàng Thế giới (WB) cho biết hơn nửa tỷ người trên thế giới đã bị đẩy vào cảnh nghèo cùng cực vào năm 2020 do đã phải tự chi trả cho dịch vụ chăm sóc sức khỏe của chính bản thân trong thời kỳ cao điểm của đại dịch Covid-19. Đại dịch đã làm gián đoạn các dịch vụ y tế trên toàn cầu và gây ra cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng nhất kể từ những năm 1930, khiến việc chăm sóc sức khỏe càng trở thành gánh nặng đối với nhiều người, đặc biệt là người nghèo.

ViMoney: Covid-19 làm trầm trọng thêm sự bất bình đẳng giàu nghèo: Hàng trăm triệu người rơi vào cảnh nghèo cùng cực

Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus kêu gọi các chính phủ tiếp tục tập trung và đẩy mạnh hệ thống y tế và hướng tới việc bao phủ y tế toàn dân (UHC) để người dân có  khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế họ cần mà không gây ra gánh nặng tài chính.

Hoa Kỳ cũng là một trong số ít các nước công nghiệp phát triển không có UHC. Trên toàn cầu, đại dịch đã khiến việc chăm sóc y tế trở nên khó khăn hơn, và tỷ lệ tiêm chủng nói chung đã giảm lần đầu tiên sau 10 năm, trong khi số ca tử vong do bệnh lao và sốt rét gia tăng.

Đọc thêm: Bezos và Musk trở thành tỷ phú keo kiệt nhất thế giới: sở hữu 200 tỷ USD, quyên góp dưới 1%!

Khoảng cách giàu nghèo gia tăng

Theo báo cáo “Bất bình đẳng thế giới 2022”, Covid-19 đã gia tăng đáng kể khoảng cách giàu nghèo.

Đại dịch đã đẩy thêm khoảng 100 triệu người vào cảnh nghèo cùng cực trong năm nay, nâng tổng số lên 711 triệu người. Số người nghèo cùng cực trên toàn cầu có thể tăng nhiều hơn nữa nếu các nước phát triển không tung ra các gói kích cầu lớn để chống lại tác động tài chính của đại dịch.

Các tác giả  của báo cáo cho biết: “Cuộc khủng hoảng Covid-19 đã làm trầm trọng thêm sự bất bình đẳng giữa người siêu giàu và phần còn lại của dân số thế giới. “Ở các nước giàu, chính phủ đã can thiệp để ngăn chặn sự gia tăng mạnh số lượng người nghèo. Nhưng ở các nước nghèo, câu chuyện không phải như vậy ”.

10% dân số thế giới giàu nhất nắm 76% tổng tài sản hộ gia đình trên toàn cầu. Ngược lại, nhóm 50% nghèo nhất chỉ nắm giữ 2% tổng tài sản. Nhóm 40% trung bình nắm giữ 22%.

Về thu nhập, 10% cao nhất chiếm 52% thu nhập toàn cầu, trong khi 50% dưới cùng chỉ chiếm 8%, nhóm 40% trung bình chiếm 39%. Bên cạnh đó, 1% người giàu nhất thế giới chiếm 38% tổng thu nhập tăng thêm trên toàn cầu từ năm 1995 đến năm 2021, trong khi 50% người nghèo nhất chỉ chiếm 2%. Vào năm 2020, thu nhập bình quân của mỗi người trong top 10% người giàu nhất thế giới cao gấp 38 lần so với 50% người nghèo nhất.

Tài sản của những người giàu tăng với tốc độ 3-9%/năm, trong khi 50% người nghèo nhất chứng kiến ​​sự giàu có của họ chỉ tăng 3-4%/năm. Tài sản của người nghèo rất khiêm tốn nên giá trị gia tăng cũng rất nhỏ.

Kết luận từ báo cáo làm dấy lên thêm những tranh luận về sự bất bình đẳng đang trở nên trầm trọng hơn trong đại dịch. Các nền kinh tế đang phát triển chịu nhiều tổn thương từ sự chênh lệch giàu nghèo khi họ vốn dĩ không đủ nguồn tài chính để chống đỡ, thiếu vacxin phòng covid. Trong khi đó, đối với các nền kinh tế phát triển, khoảng cách giàu nghèo gia tăng do thị trường chứng khoán và bất động sản đã tăng mạnh sau đợt sụt giảm năm trước.

Đồng giám đốc Global Inequality Lab, ông Lucas Chancel đánh giá rằng: “Thực sự có sự phân cực này trên một thế giới vốn đã rất bất bình đẳng trước đại dịch”.  Ông cho biết trong cuộc khủng hoảng đại dịch, các tỷ phú đã tích lũy được khối tài sản lên tới 3.600 tỷ euro (tương đương 4.100 tỷ USD)  trong khi khoảng 100 triệu người đã rơi vào cảnh nghèo cùng cực như WB ước tính.

Đọc thêm: Nghị sĩ Mỹ Brad Sherman tuyên bố tiền điện tử là dành cho nhóm quyền lực trong xã hội như Elon Musk và Goldman Sachs

Bất bình đẳng giàu nghèo khác biệt giữa các khu vực

Theo báo cáo, 10% dân số thế giới giàu nhất nắm 76% tổng tài sản toàn cầu, nhưng ở mỗi khu vực, tỷ lệ này cũng có sự khác biệt.

Bất bình đẳng đã tăng vọt ở các nước đang phát triển. Sự chênh lệch giàu nghèo ở các nước này hiện chiếm hơn 2/3 tỷ lệ bất bình đẳng toàn cầu, tăng từ khoảng một nửa vào năm 2000.

Theo Chanel, Mỹ Latinh và Trung Đông là những khu vực bất bình đẳng nhất trên thế giới, với hơn 75% của cải nằm trong tay 10% người giàu. Nga và khu vực châu Phi cận Sahara không kém nhiều. Trong khi đó, các nền kinh tế mới nổi khác như Ấn Độ vẫn chịu cảnh “thiếu hụt tầng lớp trung lưu”.

Mức độ xả thải carbon cũng phản ánh khoảng cách giàu nghèo, ví dụ, 10% nhóm giàu nhất thải ra trung bình 73 tấn/người/năm, so với dưới 10 tấn của một nửa dân số nghèo nhất, tính tại khu vực Bắc Mỹ.

Châu Âu là khu vực bình đẳng nhất nếu so sánh cả thu nhập và sự giàu có, tỷ lệ 19% tổng thu nhập mà 1/2  số người nghèo nhất châu Âu kiếm được rõ ràng cao hơn so với cùng nhóm ở các khu vực khác. Các chính sách trong đại dịch của Chính Phủ có thể đã làm giảm sự gia tăng khoảng cách giàu nghèo, như hỗ trợ thu nhập cho những người lao động bị mất việc.

Channel chia sẻ: “Cuộc khủng hoảng Covid làm sự bất bình đẳng giữa những người rất giàu và phần còn lại của dân số trở nên trầm trọng hơn. Tuy nhiên, ở các quốc gia giàu có, sự can thiệp của chính phủ  cũng đã giúp ngăn chặn sự gia tăng nghèo đói”.

Nguồn: Global Inequality Lab, Bloomberg

Exit mobile version