Bearish là gì? Chiến lược đầu tư thông minh trong thị trường Bearish

Bearish là gì?

Bearish là gì?

Bearish ám chỉ một thị trường đang có xu hướng giảm giá. Có thể đây là con ác mộng với nhiều nhà đầu tư khi giá trị đầu tư liên tục tụt giảm nhưng họ vẫn có cơ hội kiếm được tiền. Vậy bearish là gì? Hãy cùng Vimoney tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Bearish là gì?

Bearish là thuật ngữ dùng để chỉ xu hướng giá giảm thấp hơn mức giá trung bình trong lịch sử của thị trường hay 1 coin/token nào đó trong một khoảng thời gian nhất định.

Thị trường bearish haythị trường gấu (bear market) là hiện tượng chứng khoán xuống giá liên tục (ít nhất là 20%), và diễn ra trong một thời gian dài (thường từ 2 tháng trở nên). Tại thị trường chứng khoán Việt Nam, xu hướng này thường được gọi là thị trường giá xuống.

Thuật ngữ thị trường gấu có thể được sử dụng để chỉ bất kỳ chỉ số chứng khoán nào hoặc cho một cổ phiếu riêng lẻ đã giảm 20% trở lên so với mức cao gần đây. Ví dụ, Nasdaq Composite đã rơi vào thị trường giá xuống trong thời kỳ bong bóng dot-com bùng nổ vào năm 1999 và 2000. Hoặc giả sử một công ty cụ thể báo cáo thu nhập kém và cổ phiếu của công ty giảm 30%. Có thể nói giá cổ phiếu của công ty này đã rơi vào thị trường gấu.

Thuật ngữ thị trường gấu và điều chỉnh thường được sử dụng thay thế cho nhau, nhưng chúng đề cập đến hai mức độ khác nhau của mức giảm. Điều chỉnh xảy ra khi cổ phiếu giảm từ 10% trở lên so với mức cao gần đây và sự điều chỉnh có thể được nâng cấp thành thị trường gấu khi mức xuống đạt đến ngưỡng 20%.

Nguyên nhân của thị trường bearish

Nguyên nhân thông thường của thị trường bearish là do nhà đầu tư sợ hãi hoặc không chắc chắn, nhưng có vô số nguyên nhân có thể xảy ra. Tiêu biểu nhất thời gian gần đây là đại dịch COVID-19 toàn cầu gây ra thị trường gấu năm 2020, ngoài ra thị trường gấu còn do nhiều nguyên nhân khác bao gồm đầu cơ tràn lan của nhà đầu tư, cho vay thiếu trách nhiệm, biến động giá dầu, đòn bẩy quá mức,…

Đặc điểm của thị trường Bearish là gì?

Về mặt kỹ thuật, các nhà đầu tư có thể nhận ra thị trường Bearish thông qua hành vi giá trên biểu đồ::

Các đặc điểm của thị trường Bearish ngoài dựa vào hành vi giá được biểu diễn trên đồ biểu đồ còn được biểu hiện thông qua các yếu tố khác như: Tâm lý nhà đầu tư, mối quan hệ cung cầu hoặc là sự thay đổi của các biến số kinh tế.

Thị trường gấu và thị trường bò

Thị trường bò là cụm từ đối ngược so với thị trường gấu. Thị trường gấu xảy ra khi giá cổ phiếu tăng liên tục, niềm tin của người tiêu dùng nâng cao, tỷ lệ thất nghiệp thấp và tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ.

Nói chung, thị trường bò được định nghĩa là mức tăng 20% ​​so với mức thấp nhất đạt được trong thị trường con gấu, nhưng định nghĩa này không quá khắt khe như thị trường con gấu. Các nhà đầu tư thường đánh dấu sự bắt đầu của một thị trường tăng giá ở đáy thị trường của thị trường giá xuống. Ví dụ, chỉ số S&P 500 đã đạt đến mức thấp nhất của cuộc khủng hoảng tài chính vào tháng 3/2009, vì vậy đây được coi là khởi đầu của thị trường tăng giá kéo dài đến đầu năm 2020.

Cách đầu tư vào thị trường bearish một cách thông minh

Thị trường gấu có thể là thời điểm đáng sợ đối với các nhà đầu tư và không ai thích nhìn giá trị danh mục đầu tư của mình đi xuống. Mặt khác, đây có thể là những cơ hội để đầu tư tiền vào dài hạn trong khi cổ phiếu đang giao dịch giảm giá.

Dưới đây là một số chiến lược cần cân nhắc trước khi đầu tư vào thị trường bearish:

Suy nghĩ trong dài hạn

Một trong những điều tồi tệ nhất bạn có thể mắc phải trong thị trường giá xuống là thực hiện hành động nhanh chóng mà không suy nghĩ thấu đáo. Các nhà đầu tư ở mức trung bình hoạt động kém hơn trong thời gian dài, và lý do chính là đặt lênh ra vào cổ phiếu quá nhanh. Khi cổ phiếu lao dốc và có vẻ như sẽ tiếp tục giảm giá, bản năng của chúng ta là bán “trước khi mọi thứ trở nên tồi tệ hơn”. 

Sau đó, khi thị trường bò xảy ra và cổ phiếu tiếp tục đạt mức cao mới, chúng ta se nhanh chóng đổ tiền vào vì sợ bị mất lợi nhuận. Trên thị trường chứng khoán, ai cũng muốn mua thấp và bán cao, nhưng để cảm xúc dao động theo biến động của thị trường, bạn thực sự đang làm ngược lại: mua cao – bán đáy. Đầu tư vào cổ phiếu mà bạn muốn sở hữu lâu dài, và đừng bán chúng chỉ vì giá xuống trong thị trường gấu.

Tập trung vào chất lượng

Khi thị trường gấu tấn công, đúng là các công ty thường gặp khó khăn về tài chính. Một trong những câu nói mà Warren Buffett được yêu thích nhất mọi thời đại là, “chỉ khi thủy triều rút thì bạn mới phát hiện ai đang bơi mà không mặc quần áo”. Nói cách khác, khi nền kinh tế xấu đi, các công ty được tung hô quá mức hoặc không có bất kỳ lợi thế cạnh tranh thực sự nào có xu hướng bị ảnh hưởng nặng nề nhất, trong khi các công ty chất lượng cao có xu hướng hoạt động tốt hơn. Trong những thời điểm không chắc chắn, điều quan trọng là phải tập trung vào các công ty có bảng cân đối tài chính vững chắc và lợi thế cạnh tranh rõ ràng, lâu dài.

Đừng cố bắt đáy

Cố gắng bắt đáy nhìn chung thường là một trận thua. Một điều cần lưu ý trong thị trường bearish là bạn sẽ không đầu tư vào vùng đáy. Mua cổ phiếu vì bạn muốn sở hữu cổ phiếu của doanh nghiệp lâu dài, ngay cả khi giá cổ phiếu giảm thêm một chút sau khi bạn mua.

Chiến lược đánh short/bán khống

Trong thị trường gấu, bạn sẽ khá khó khăn khi lựa chọn được một cổ phiếu tăng giá – những ngôi sao lẻ loi trong một thị trường giá xuống, việc đầu tư trong thị trường này sẽ rủi ro hơn rất nhiều. Nhà đầu tư mạo hiểm có thể lựa chọn vị thế short trong trường hợp này.

Bên cạnh đó, nhà đầu tư có thể chọn chiến lược bán khống. Chiến lược bán khống liên quan đến việc nhà đầu tư vay mượn cổ phiếu của công ty chứng khoán rồi bán ra với giá hiện tại của thị trường, sau đó đợi giá giảm rồi mua lại số cổ phiếu đã bán và trả lại cho công ty chứng khoán. Đây là một chiến lược đầu tư khá rủi ro, vì nếu thị trường giảm xuống như dự đoán, các bạn sẽ có lợi, ngược lại, nếu sai, bạn sẽ vừa chịu thua lỗ từ chênh lệch giá, từ các loại chi phí giao dịch và lãi suất vay mượn chứng khoán và cả rủi ro từ việc thu hồi cổ phiếu sớm từ công ty chứng khoán.

Hy vọng bài viết trên đây có thể giúp bạn hiểu tính chất và đặc điểm của một thị trường bearish, đồng thời vận dụng tốt chiến lược giao dịch hiệu quả.

Exit mobile version