Phân bón Bình Điền (BFC) đặt kế hoạch năm 2022 đi lùi, lợi nhuận chỉ bằng một nửa năm 2021
Theo báo cáo thường niên năm 2021 của Công ty cổ phần Phân bón Bình Điền (BFC), BFC dự kiến trình Đại hội đồng cổ đông năm 2022 thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2022, doanh thu đạt 6.428 tỷ đồng, giảm 81,6%; lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 200 tỷ đồng, giảm 53,9% so với thực hiện năm 2021.
Theo BFC, năm 2022 công ty sẽ gặp phải nhiều khó khăn thách thức đó chính là đại dịch Covid-19 diễn biến ngày càng phức tạp, đã và đang gây thiệt hại nghiêm trọng đến nền kinh tế thế giới và trong nước, sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Dự báo năm 2022, thời tiết khô hạn và xâm nhập mặn tiếp tục diễn biến phức tạp tác động xấu đến sản xuất nông nghiệp gây bất lợi cho ngành phân bón.
Dự báo giá cả nguyên liệu sản xuất phân bón NPK tiếp tục tăng sẽ ảnh hưởng đến ngành nông nghiệp, ảnh hưởng đến hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh phân bón NPK.
Giá phân bón dự kiến tiếp tục duy trì ở mức cao trong khi giá nông sản còn thấp, điều này làm giảm lợi nhuận của nhà nông, việc giảm sử dụng phân bón để tiết kiệm chi phí hoặc lựa chọn phân bón hữu cơ thay thế phân bón vô cơ sẽ tiếp tục diễn ra ở mức độ rộng và nhanh hơn, điều này có thể dẫn đến nhu cầu phân bón vô cơ giảm trong năm 2022 và những năm tiếp theo.
Tại thị trường của công ty ở nước ngoài cũng chịu sự cạnh tranh khốc liệt từ sản phẩm nhập khẩu từ các nước khác.
Về kết quả kinh doanh năm 2021, dù làn sóng dịch Covid-19 bùng phát mạnh mẽ làm suy giảm nền kinh tế trong nước, gây ra nhiều khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, Phân bón Bình Điền vẫn ghi nhận 1 năm kết quả kinh doanh vượt trội. Tổng doanh thu BFC đạt 7.882 tỷ đồng, tăng 42,7% so với năm 2020, vượt 38,5% kế hoạch 2021. Còn lợi nhuận trước thuế đạt 371,2 tỷ đồng, tăng 85,4% so với năm 2020, vượt 123,6% kế hoạch.
Tổng tài sản BFC tăng 26,1% đạt 3.854 tỷ đồng, trong đó phần lớn là hàng tồn kho. Sản lượng tăng cùng giá nguyên vật liệu tăng dẫn đến trị giá hàng tồn kho tăng 114% so với đầu năm.
Ngoài ra, tại Đại hội cổ đông, BFC dự kiến trình phương án thông qua việc chi trả cổ tức năm 2021 là 20%.
HQC giải trình lý do hoãn họp ĐHĐCĐ
Theo Công ty, do chỉ còn khoảng 6 ngày đến kỳ họp thì các thành viên Ban lãnh đạo, Ban tổ chức bị nhiễm COVID-19 và lây chồng chéo nhau.
Đồng thời, số lượng cổ đông hiện đã tăng gấp 4 lần so với cùng kỳ và vượt xa số lượng dự kiến, HQC cho biết sẽ ảnh hưởng đến công tác tổ chức. Do đó, HQC xin hoãn lại kỳ họp ĐHĐCĐ năm nay và sẽ sắp xếp lại hội trường đủ sức chứa.
Trong diễn biến liên quan, sau khi HQC thông báo sẽ dời thời gian tổ chức cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên 2022, nhóm cổ đông sở hữu 10% vốn của Công ty đã có động thái phản đối và yêu cầu HQC phải tổ chức ĐHĐCĐ bất thường trong vòng 30 ngày.
Với những luận điểm trên, nhóm cổ đông đánh giá việc hoãn họp ĐHĐCĐ thường niên của HQC là hành động mang tính tùy tiện, đã vi phạm nghiêm trọng quyền của cổ đông, HĐQT đã không thực hiện đầy đủ nhiệm vụ.
Do đó, nhóm cổ đông này yêu cầu HQC phải tổ chức họp ĐHĐCĐ bất thường trong vòng 30 ngày kể từ nhận được yêu cầu của nhóm này. Mục đích của cuộc họp này là nhằm thông qua các nội dung đã công bố trong chương trình họp trước đó, đồng thời bầu lại thành viên HĐQT và Ban Kiểm soát.
Một điểm đáng chú ý khác trong đơn yêu cầu của nhóm cổ đông trên chính là danh sách cổ đông đã ký tên. Có 27 cổ đông đã ký tên, đại diện cho 10% vốn của HQC, trong đó đáng chú ý nhất là 2 cổ đông tổ chức CTCP Dược Lâm Đồng (Ladophar, HNX: LDP) và CTCP Chứng khoán APG (HOSE: APG).
Trước đó vào ngày 12/03, một nhóm cổ đông cũng đã có công văn gửi đến HĐQT HQC đề đề nghị bầu bổ sung Thành viên HĐQT cho nhiệm kỳ 2020-2024. Cá nhân được đề cử là bà Nguyễn Giang Quyên, hiện đang là Tổng Giám đốc CTCP Louis Land (HNX: BII). Do đó, khả năng cao mục đích của cuộc họp ĐHĐCĐ bất thường tới là nhằm đưa bà Quyên ngồi vào ghế HĐQT của HQC.