Với những người lao động tự do, BHXH tự nguyện đang là lựa chọn phù hợp để hưởng chế độ lương hưu, tử tuất khi không thể tham gia BHXH bắt buộc. Vậy BHXH tự nguyện là gì? Mức đóng, mức hưởng BHXH tự nguyện như thế nào?
1. BHXH tự nguyện là gì?
Đây là loại hình bảo hiểm cho phép người tham gia lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình.
Công dân đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc thì đều có thể tham gia BHXH tự nguyện.
Người dân có nhu cầu mua BHXH tự nguyện có thể liên hệ với cơ quan BHXH nơi mình cư trú hoặc các đại lý thu BHXH, BHYT (UBND xã, phường, thị trấn,…) để được hướng dẫn thủ tục, lựa chọn mức đóng và phương thức đóng BHXH tự nguyện phù hợp với tài chính cá nhân.
2. Chế độ của BHXH tự nguyện
Theo khoản 2, Điều 4, Luật bảo hiểm xã hội 2014 có quy định BHXH tự nguyện có 2 chế độ hưu trí và tử tuất.
- Hưởng lương hưu hàng tháng
- Nhận trợ cấp 1 lần
- Trợ cấp mai táng
- Trợ cấp tuất 1 lần
- Quyền lợi khám, chữa bệnh BHYT
3. Mức đóng BHXH tự nguyện
Theo Điều 10 và Điều 14 Nghị định 134/2015/NĐ-CP, hiện nay, mức đóng BHXH tự nguyện hàng tháng của người lao động được tính theo công thức:
Trong đó:
- Mức thu nhập đóng BHXH sẽ do người lao động tư chọn nhưng phải đảm bảo:
- Thấp nhất = Mức chuẩn hộ nghèo khu vực nông thôn = 1.5 triệu đồng
- Cao nhất = 20 x mức lương cơ sở = 20 x 1.49 triệu đồng = 29.8 triệu đồng
- Mức nhà nước hỗ trợ đóng BHXH tự nguyện được tính theo tỷ lệ phần trăm trên mức đóng BHXH hàng tháng theo mức chuẩn họ nghèo của khu vực nông thôn trong thời gian tối đa 10 năm.
Ví dụ: Nếu không thuộc hộ nghèo hoặc cận nghèo và chọn mức lương đóng BHXH tự nguyện là 5 triệu đồng/tháng thì số tiền BHXH tự nguyện phải đóng được tính như sau:
Mức đóng hàng tháng = 22% x 5 triệu đồng – 33.000 đồng = 1.067.000 đồng
4. Phương thức tham gia BHXH tự nguyện
Người tham gia có thể lựa chọn trong số 6 phương thức sau:
- Đóng hàng tháng
- Đóng 03 tháng 1 lần
- Đóng 06 tháng 1 lần
- Đóng 12 tháng 1 lần
- Đóng 1 lần cho nhiều năm nhưng không quá 05 năm 1 lần
- Đóng 1 lần cho những năm còn thiếu nhưng không quá 10 năm cho những người đã đủ tuổi hưởng lương hưu.
Trường hợp người tham gia đã đủ tuổi hưởng lương hưu nhưng vẫn thiếu trên 10 năm thì sẽ tiếp tục đóng theo một trong 5 phương thức trên cho đến khi thời gian đóng còn thiếu không quá 10 năm thì có thể đóng 1 lần theo phương thức 6.
5. Mức hưởng BHXH tự nguyện
* Chế độ hưu trí
Về lương hưu hàng tháng
Theo điều 3 Nghị định 134/2015/NĐ-CP, mức lương hưu hàng tháng được tính như sau:
Điều kiện hưởng:
- Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định: Nam 62 tuổi, Nữ 60 tuổi
- Có đủ 20 năm BHXH trở lên
Mức hưởng lương hưu = Tỷ lệ hưởng X Bình quân thu nhập tháng đóng BHXH
Mức hưởng trợ cấp 1 lần: Mỗi năm đóng cao hơn số năm tương ứng tỷ lệ hưởng lương hưu 75% được tính bằng 0.5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng.
Mức tính bình quân mức đóng khi nghỉ hưu có tính trượt giá được Chính phủ quy định theo từng giai đoạn. Khi Chính phủ có chính sách tăng lương hàng năm thì mức lương hưu cũng được tăng lên tương ứng.
Đồng thời, người tham gia bảo hiểm được cấp 1 thẻ BHYT có mức hưởng 95% đến khi không còn được hưởng lương hưu.
Mức hưởng BHXH 1 lần
Điều kiện hưởng:
- Đủ tuổi nghỉ hưu nhưng chưa đủ 20 năm đóng BHXH mà không tiếp tục tham gia BHXH
- Ra nước ngoài định cư
- Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt,…
- Tham gia BHXH tự nguyện sau 01 năm không tiếp tục đóng mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH.
Mức hưởng BHXH 1 lần được tính theo số năm đã đóng BHXH, cứ mỗi năm được tính như sau:
- 1.5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH đối với những người tham gia BHXH trước năm 2014.
- 2 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH đối với những người tham gia BHXH từ năm 2014 trở đi.
Trường hợp thời gian đóng BHXH tự nguyện chưa đủ 1 năm thì hưởng mức bằng số tiền đã đóng, tối đa bằng 2 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH.
* Chế độ tử tuất đối với người tham gia BHXH tự nguyện
Trợ cấp mai táng
- Điều kiện: Áp dụng cho người lao động có thời gian đóng BHXH từ đủ 60 tháng trở lên hoặc người đang hưởng lương hưu chết hoặc bị Tòa án tuyên bố đã chết.
- Mức trợ cấp mai táng = 10 x Mức lương cơ sở = 29.8 triệu đồng
Trợ cấp tuất
Đối với thân nhân của người tham gia BHXH tự nguyện đang đóng hoặc đang bảo lưu thời gian đóng BHXH mà không may qua đời: cứ mỗi năm sẽ được nhận
- 1.5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH đối với người tham gia BHXH trước 2014.
- 2 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH đối với những người tham gia BHXH từ 2014 trở đi.
Nếu đóng BHXH tự nguyện chưa đủ 1 năm thì:
- Trợ cấp tuất = Số tiền BHXH đã đóng
- Trợ cấp tối đa = 2 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH.
- Nếu tham gia cả BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện: Trợ cấp tối thiểu = 3 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH
Đối với thân nhân của người đang hưởng lương hưu:
- Hưởng 48 tháng lương hưu: Nếu người lao động chết trong 02 tháng đầu hưởng lương hưu
- Cứ hưởng thêm 1 tháng lương hưu thì mức trợ cấp giảm đi 0.5 tháng lương hưu nếu người lao động chết vào những tháng sau đó.
Nguồn: Tổng hợp