BlockFi làm gì sau khi phá sản?

BlockFi cho biết họ đã có kế hoạch và sẵn sàng chịu trách nhiệm pháp lý sau tuyên bố phá sản vào tháng 11/2022.

BlockFi cho biết họ đã có kế hoạch và sẵn sàng chịu trách nhiệm pháp lý sau tuyên bố phá sản vào tháng 11/2022.

460 triệu USD cổ phiếu Robinhood sẽ đi đâu?

Động thái mới của BlockFi

Ngày 28/11, BlockFi, một trong những công ty cho vay tiền số lớn nhất thế giới, tuyên bố phá sản do liên quan đến vụ sập sàn FTX.

BlockFi có trụ sở tại New Jersey và được thành lập bởi Zac Prince, doanh nhân nổi tiếng trong lĩnh vực công nghệ tài chính Fintech. Trong hồ sơ xin phá sản lên tòa án liên bang tại New Jersey, công ty khẳng định nguyên nhân dẫn đến bi kịch này là do khủng hoảng thanh khoản, bị ảnh hưởng trực tiếp bởi thảm họa FTX.

Trong động thái mới nhất, BlockFi nói rằng họ sẽ công bố các thông tin cụ thể về báo cáo tài chính, tổng tài sản, nợ phải trả và các khoản thanh toán mà họ đã thực hiện trước khi chính thức nộp đơn xin phá sản lên tòa án trước ngày 11/1/2023.

Công ty tuyên bố rằng không có thành viên nào trong nhóm quản lý rút tháo bất kỳ token nào khỏi nền tảng kể từ tháng 10 cũng như không rút khoản tiền nào quá 0,2 BTC sau ngày 17/8.

Đầu tháng 11/2022, BlockFi đã bán một phần tài sản để củng cố tài chính trong quá trình phá sản. Doanh thu khi đó đạt 238,6 triệu USD tiền mặt và BlockFi hiện có 256,5 triệu USD tiền mặt trong tay.

Vào tháng 2/2022, một công ty con của BlockFi đã đồng ý trả 100 triệu USD cho SEC và 32 tiểu bang để giải quyết các khoản phí liên quan đến sản phẩm cho vay tiền điện tử bán lẻ mà công ty đã cung cấp cho gần 600.000 nhà đầu tư. Trong hồ sơ phá sản của mình, BlockFi cho biết họ đã thuê Kirkland & Ellis và Haynes & Boone làm cố vấn phá sản.

Phía công ty nhấn mạnh họ đã tăng lương cơ bản và cơ cấu lại nhân sự sau khi tịch thu khoản tiền hơn 400 triệu USD từ FTX US.

Theo đó, phía “ông lớn” crypto đã liên hệ với 106 đối tác tiềm năng có thể mua lại BlockFi và xin phép tòa án cho thực hiện các thủ tục đấu thầu kinh doanh vào ngày 30/1/2023. Ngoài ra, phía công ty cũng lên kế hoạch để tất toán các khoản nợ phải trả và các thủ tục tài chính cần thiết để công bố vào ngày 11 tới đây.

Trong diễn biến liên quan, Bộ Tư pháp Mỹ thông báo rằng tòa án đã tịch thu hơn 55 triệu cổ phiếu của Robinhood trị giá khoảng 450 triệu USD.

Theo tài liệu của tòa án, cựu giám đốc FTX Sam Bankman Fried đã vay hàng trăm triệu USD từ Alameda Research để mua cổ phần của nền tảng giao dịch Robinhood Markets (HOOD).

BlockFi đã đạt thỏa thuận vay 275 triệu USD từ FTX. Tháng 11/2022, FTX hứa sẽ chuyển cổ phiếu HOOD cho BlockFi thay cho tiền mặt. Thế nhưng, FTX phá sản, dĩ nhiên họ không thể chuyển số cổ phần HOOD như đã hứa. Sau đó, BlockFi sau đó đã đâm đơn kiện SBF vì lý do thất hứa.

Đại diện của Emergent Fidelity Technologies là ông Yonathan Ben Shimon. Người này có quyền bán cổ phần dưới sự giám sát của tòa án Antigua. Thế nhưng, SBF lại là người thực sự đứng phía sau còn Shimon chỉ được sở hữu số cổ phần đó trên danh nghĩa.

Mùa đông tiền điện tử khắc nghiệt với hàng loạt sự kiện vỡ thanh khoản của Terra và FTX đã khiến nhiều công ty và quỹ đầu tư “thiệt mạng”, điển hình như Celsius Network, BlockFi và Voyager Digital đều đã nộp đơn xin phá sản theo Chương 11 của Luật Phá sản Mỹ cùng khoản nợ hàng triệu USD.

Vào ngày 11/1, phiên điều trần công khai sẽ được thực hiện nhằm làm rõ các vấn đề xung quanh FTX, trong khi đó, BlockFi sẽ phải có mặt trong phiên điều trần riêng vào ngày 17/1.

Nguồn Cointelegraph

Trader_Z

Các quan điểm và ý kiến ​​được thể hiện bởi tác giả, hoặc bất kỳ người nào được đề cập trong bài viết này, chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin và chúng không cấu thành lời khuyên về tài chính, đầu tư hoặc các lời khuyên khác.

Exit mobile version