Các mặt hàng xuất khẩu mới được Nga yêu cầu thanh toán bằng đồng rúp

Các mặt hàng xuất khẩu mới được Nga yêu cầu thanh toán bằng đồng rúp

Trong danh sách các mặt hàng xuất khẩu phải thanh toán bằng đồng rúp, Nga mới bổ sung thêm ngũ cốc, dầu hướng dương…

Nga bổ sung danh sách mặt hàng xuất khẩu phải thanh toán bằng đồng rúp

Theo đó, ngày 1/7, Chính phủ Nga vừa phê chuẩn Nghị quyết về các mặt hàng xuất khẩu phải thanh toán bằng rúp. Theo đó, các mặt hàng được bổ sung thêm vào danh sách gồm ngũ cốc, dầu hướng dương và bột chiết xuất.

Ngoài ra, trong nghị quyết trên còn quy định thêm về việc gia hạn thêm 1 năm các khoản thuế phải nộp bằng đồng rúp đối với dầu và bột hướng dương xuất khẩu, tính đến ngày 31/8/2023. Giá cơ sở để tính thuế xuất khẩu đối với lúa mì sẽ là 15.000 rúp (hơn 267 USD/1 tấn).

Theo Bộ trưởng Nông nghiệp Nga – Dmitry Patrushev, Nga có thể thu hoạch ngũ cốc đạt mức 130 triệu tấn trong năm nay, đáp ứng được nhu cầu trong nước cũng như đảm bảo tiềm năng xuất khẩu.

Dầu hướng dương được bổ sung vào danh sách các mặt hàng xuất khẩu phải thanh toán bằng đồng rúp.

Trên thế giới, Nga là nước xuất khẩu lúa mì lớn nhất, cũng là nhà cung cấp hạt hướng dương chính toàn cầu. Tuy nhiên, Bộ trưởng Dmitry Patrushev cho hay, Nga sẽ chỉ xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp sang “các nước thân thiện”.

“Nóng” dòng chảy thương mại nông sản quốc tế

Kể từ khi nổ ra xung đột ở Ukraine, Ấn Độ là một trong ít nhất 19 quốc gia áp đặt hạn chế xuất khẩu lương thực khiến giá cả tăng vọt. Dòng chảy thương mại nông sản quốc tế vì thế bị ảnh hưởng.

Tháng 4, ông Modi tuyên bố công khai rằng đã sẵn sàng lấp đầy khoảng trống mà Ukraine để lại trên thị trường ngũ cốc toàn cầu bằng việc tăng xuất khẩu lúa mì sau 5 vụ mùa thu hoạch kỷ lục liên tiếp.

Tuy nhiên, tháng trước, chính phủ Ấn Độ đã nhanh chóng gác lại kế hoạch “giải cứu” thế giới bằng lương thực.

Báo chí đưa tin, Ấn Độ chỉ xuất khẩu một lượng bột rất hạn chế và vẫn giữ lại phần lớn sản lượng nhằm phục vụ nhu cầu của đất nước có 1,4 tỷ dân.

Bộ Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ vào ngày 12/5 thông báo chuẩn bị cử phái đoàn tới 9 quốc gia để xuất khẩu kỷ lục 10 triệu tấn bột mì trong tài khóa hiện tại. Thế nhưng, tình hình dương như đã “quay ngắt” khi đầu tháng 5, số liệu sản xuất lúa mì giảm đột ngột do đợt nắng nóng bất thường đã ảnh hưởng đến mùa màng.

Ngày 12/5, theo dữ liệu thì lạm phát tại Ấn Độ đã tăng lên mức cao nhất trong 8 năm do giá thực phẩm và nhiên liệu tăng vọt, nguyên nhân bắt nguồn từ cuộc xung đột ở Ukraine.

Lo ngại nguy cơ lạm phát tăng cao nên ngày 13/5, văn phòng Thủ tướng Modi đã chỉ đạo Bộ Thương mại lập tức “hãm phanh” xuất khẩu lúa mì.

Theo một nguồn tin, số liệu liên quan đến lạm phát chính là lý do khiến cho Chính phủ Ấn Độ ban hành lệnh cấm xuất khẩu lúa mì chỉ qua một đêm.

Exit mobile version