Bí ẩn danh tính 4 người đứng sau bộ sưu tập NFT đắt giá nhất hiện nay

Bí ẩn danh tính 4 người đứng sau bộ sưu tập NFT đắt giá nhất hiện nay

Bộ sưu tập NFT đắt giá nhất hiện nay được định giá hàng tỷ USD. Tuy nhiên, danh tính những người đứng sau chúng vẫn còn là bí ẩn.

Bộ sưu tập NFT con vượn có vốn hóa hơn 2,8 tỷ USD

Bộ sưu tập NFT có tên Bored Ape Yacht Club (BAYC) được định giá hàng tỷ USD gồm 10.000 hình vẽ con vượn khác nhau. Nó được tạo ra bởi 4 nhân vật giấu tên và nhanh chóng trở thành bộ sưu tập NFT đắt giá nhất hiện nay. Bức ảnh rẻ nhất trong bộ sưu tập này có giá 280.000 USD. Bộ sưu tập có tổng vốn hóa thị trường đạt hơn 2,8 tỷ USD.

Đứng sau BAYC là công ty Yuga Labs. Công ty này còn hợp tác tạo ra bộ sưu tập NFT với Adidas và tổ chức concert cho người sở hữu NFT có sự góp mặt của Chris Rock, The Strokes, Aziz Ansari. Công ty này đang đàm phán với Andreessen Horowitz – quỹ đầu tư mạo hiểm để nhận khoản đầu tư lên tới 5 tỷ USD. Tuy nhiên, danh tính của những người tạo ra BAYC cho đến nay vẫn luôn là ẩn số.

Các NFT con vượn trong bộ sưu tập BAYC được nhiều người nổi tiếng mua. Ảnh: Boardroom.

MC Jimmy Fallon từng bỏ ra 216.000 USD để mua 1 bức ảnh trong bộ sưu tập BAYC vào năm 2021, Paris Hilton cũng từng chi hơn 300.000 USD để mua 1 tấm ảnh. BAYC đã trở thành tâm điểm của các cuộc thảo luận về NFT khi được hàng chục người nổi tiếng sở hữu và quảng bá. Tuy nhiên, cũng có nhiều luồng dư luận về loại tài sản này. Một số cho rằng nó sẽ cách mạng hóa nghệ thuật và thương mại. Một số khác lại nhận định nó chỉ là một hình thức lừa đảo.

Ngoài kiếm tiền từ các đợt bán lần đầu, BAYC còn thu phí bản quyền 2,5% đối với các giao dịch trong tương lai.

Bí ẩn danh tính những người tạo ra BAYC

BAYC tăng giá trị của mình một cách nhanh chóng. Danh tính những người tạo ra BAYC càng được chú ý hơn. Theo tiết lộ của BuzzFeed, 2 trong số 4 người tạo ra BAYC là nhà văn, biên tập viên 32 tuổi Greg Solano và thanh niên 35 tuổi tên Wylie Aronow đến từ Florida (Mỹ).

Khi trả lời phỏng vấn Rolling Stone và The New Yorker, 2 người tạo ra BAYC sử dụng các bút danh “Gordon Goner” và “Gargamel”. Nội dung họ trả lời phỏng vấn cũng trùng với thông tin của Solano và Aronow. Đó là việc họ cùng 30 tuổi, cùng đam mê văn học và gặp nhau tại Florida.

Trên vài website văn học, Solano xuất hiện trong vai trò biên tập viên. Ngoài ra, anh còn là đồng tác giả của World of Warcraft – một quyển sách về game. Còn Aronow từng xuất hiện ở Chicago Tribune, trả lời về những cuốn sách anh đọc trong tuần.

Theo đó, cả 2 người họ đều quan tâm đến tiền mã hóa và muốn tạo một bộ sưu tập NFT. Sau khi đưa ra ý tưởng về những con vượn giàu có, sống trong một clubhouse dưới đầm lầy, họ thuê những nhà thiết kế tự do để vẽ ảnh vượn, đồng thời hợp tác thêm với 2 kỹ sư xây dựng ra bộ sưu tập. Hai kỹ sư là “Emperor Tomato Ketchup” và “No Sass” – danh tính của họ chưa được tiết lộ.

Khi bán NFT, nhiều tác giả sử dụng bút danh thay vì công khai danh tính thật. Nhiều người lo lắng về việc chủ NFT có khả năng sẽ bổ trốn, ôm theo số tiền của nhà đầu tư. Danh tính người đứng sau NFT, các quỹ đầu tư có thể tìm hiểu. Tuy nhiên, đa phần các nhà đầu tư và chủ sở hữu cá nhân lại không thể làm điều đó.

Tuy nhiên, đối tác tại công ty đầu tư mạo hiểm tập trung vào tiền mã hóa Volt Capital – Soona Amhaz lại cho rằng, việc sử dụng biệt danh cho công ty có thể giúp nhà sáng lập tránh bị miệt thị ngoại hình, giới tính hoặc chủng tộc.

Cát Anh (T/h)

Exit mobile version