“Bộ tam” quyền lực và cuộc thảo luận bí mật xoá sổ một trong những biểu tượng tài chính của Thuỵ Sỹ

Cuối cùng, 3,25 tỷ USD là con số mà UBS phải bỏ ra để đưa Credit Suisse về “nhà chung”.

“Bộ tam” Thụy Sỹ đã làm thế nào để buộc UBS phải “thu gom” Credit Suisse? Việc tiếp quản ngân hàng đối thủ có thể là một tin tức tức, tuy nhiên, những thỏa thuận do chính phủ “dàn dựng” đã khiến phần lớn các nhà đầu tư nổi giận.

Cuộc di cư của dòng tiền có khiến UBS tung phao cứu sinh “vớt” Credit Suisse?

Đằng sau câu chuyện UBS “thu gom” Credit Suisse?

Colm Kelleher – chủ tịch UBS đã lên kế hoạch về một ngày kỷ niệm khác, anh ấy đã nhận được một cuộc gọi theo như suy đoán sẽ khiến ngày Chủ nhật thú vị không còn hấp dẫn theo đúng nghĩa của từ.

Sự hỗn loạn của thị trường đang từng bước nhấn chìm nền văn minh Credit Suisse – vốn vẫn là điểm nóng trong 3 năm qua.

Một ngày trước đó, 50 tỷ franc Thụy Sĩ, tương đương 54 tỷ USD của Ngân hàng Trung ương Thụy Sĩ (SNB) vẫn chưa đủ lực để ngăn cản cơn khủng hoảng lòng tin của các khách hàng. Cổ phiếu ngân hàng lao dốc mạnh khi Chủ tịch Saudi Arabia National Bank – ông Ammar Al Khudairy tuyên bố không đầu tư vào ngân hàng.

Thị trường tài chính toàn cầu ngập trong sợ hãi khi Mỹ chứng kiến ngân hàng SVB sụp đổ hoàn toàn, 42 tỷ USD bị tháo khỏi ngân hàng nhanh chưa từng có, điều này xảy ra tương tự Credit Suisse, 10 tỷ franc bị rút đột ngột hàng ngày.  

Chủ tịch Credit Suisse Axel Lehmann (trái), chủ tịch UBS Colm Kelleher gặp gỡ Bộ trưởng tài chính Thụy Sĩ Karin Keller-Sutter và tổng thống Thụy Sĩ Alain Berset sau cuộc đàm phán về việc UBS tiếp quản Credit Suisse.

Vào ngày 22/3, “bộ tam” Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ, cơ quan quản lý FINMA và Bộ trưởng tài chính đã triệu tập chủ tịch Credit Suisse Axel Lehmann và CEO Ulrich Korner.

“Bộ tam” đưa ra thông điệp khác: “Credit Suisse sẽ hợp nhất với UBS trước khi thị trường châu Á mở cửa. Nhưng thực tế chỉ có 1 lựa chọn duy nhất”.

Việc tiếp quản đối thủ có thể trở thành lợi ích ngàn năm có một cho UBS. Sẽ có người được – kẻ mất trong thương vụ giải cứu Credit Suisse. Không ai dám nói trước việc UBS sẽ ra sao khi gánh trên vai ngân hàng đang rối tung bởi các vụ kiện và “ẩm ương” thanh khoản.

UBS có thể chịu lỗ hơn 5,4 tỷ USD khi mua lại Credit Suisse. Sự kiện sáp nhập ngân hàng có tuổi đời 167 năm vào hệ thống ngân hàng lớn nhất châu Âu là một “thương vụ duy nhất trong ngành tài chính EU”.

Ban Nội các Thụy Sĩ đã có cuộc họp khẩn cấp vào ngày 19/3/2023 để thảo luận về vấn đề của Credit Suisse. Hội đồng quản trị của hai ngân hàng có cuộc họp vào ngày 20/3. Các cơ quan quản lý chính của Credit Suisse ở Mỹ, Vương quốc Anh và Thụy Sĩ đã xem xét cấu trúc pháp lý của thỏa thuận sáp nhập và nhượng quyền mà UBS đưa ra.

Các ý tưởng được đưa ra gồm tách riêng mảng kinh doanh của Credit.Suisse tại Thụy Sĩ và sáp nhập với UBS. Dù vậy, các lãnh đạo của cả UBS và Credit Suisse đều phản đối việc hợp nhất.

Credit Suisse mong muốn giữ lại ngân hàng đầu tư Centerview do Blair Effron lãnh đạo, nhưng Lehmann và Korner cũng rục rịch tuyển dụng cựu nhân viên ngân hàng đầu tư của UBS – Piero Novelli để về ban hội đồng quản trị. Mặt khác, JPMorgan tư vấn cho đội ngũ quản lý của UBS, trong khi Morgan Stanley tư vấn cho hội đồng quản trị UBS.

Các cuộc đàm phán về thỏa thuận ban đầu “khá thân thiện” nhưng theo thời gian, “bộ tam” Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ, cơ quan quản lý FINMA và Bộ trưởng tài chính đã tiến tới một quyết định khiến Credit Suisse kịch liệt phản đối.

UBS cũng tỏ ra thận trọng, gợi ý về các giải pháp có thể giải cứu đối thủ của mình với mức giá thỏa thuận hợp lý.

Tối thứ 6, UBS xem xét việc sẽ tiếp quản Credit Suisse, Credit Suisse mất thêm 35 tỷ francs. Lúc này, một nhà đầu tư tiềm năng xuất hiện: BlackRock của Larry Fink,…..

Sự hiện diện của BlackRock

BlackRock có mặt trong cuộc khủng hoảng tài chính 2008, “hòn đá tảng” đã mua chi nhánh đầu tư BGI Barclays vào năm 2009 với giá 15,2 tỷ USD. Thỏa thuận này đã biến BlackRock trở thành công ty quản lý tài sản lớn nhất thế giới với tài sản trị giá 2.700 tỷ USD.

Từ đó đến nay, BlackRock thống trị ngành đầu tư toàn cầu và quản lý khối tài sản ước tính gần 9.000 tỷ USD. BlackRock có thể đã đưa ra nhiều lựa chọn, bao gồm việc hợp tác với các đơn vị tài chính khác.

BlackRock là một cái tên đáng tin cậy nhưng đó lại không phải là điều mà chính phủ Thụy Sĩ muốn.

Như một gáo nước lạnh, định chế tài chính sở hữu 4% Credit Suisse – đã bác bỏ khả năng giải cứu ngân hàng Thụy Sĩ. “BlackRock không tham gia vào bất cứ kế hoạch nào nhằm mua lại toàn bộ hoặc một phần Credit Suisse, cũng như không quan tâm tới điều này”, một người phát ngôn của BlackRock nói.

Cuộc thảo luận bí mật đã xoá sổ một trong những biểu tượng tài chính của Thuỵ Sỹ

Các cuộc đàm phán tiếp tục tiếp diễn trong cả ngày 19/3, các cơ quan quản lý mong muốn có một biên bản thỏa thuận cho những gì sắp tới, tuy nhiên, việc này được hoãn lại do các nhà quản lý muốn thay đổi một vài yếu tố.

UBS án binh bất động. Lehmann quyết định viết thư gửi tới Kelleher và các nhà chức trách Thụy Sĩ, bức thư được luật sư Markus Diethelm cố vấn, nội dung nói về những yếu điểm trong thương vụ này.

Lehmann nói thêm rằng 3 cổ đông lớn nhất của Credit Suisse (bao gồm hai đối tác Saudi Arabia và 1 tỷ phú Qatar đã bày tỏ “sự khó chịu” trước những điều khoản không rõ ràng. Họ mong muốn nhìn thấy 1 con số hợp lý hơn là việc không được bỏ phiếu tán thành thỏa thuận.

Đáp lại, Kelleher liên lạc với đối tác Credit Suisse nói rằng UBS đưa ra con số 1 tỷ USD cổ phiếu, tương đương 0,25 franc/cổ phiếu – mức giá này thấp hơn rất nhiều lần so với giá cổ phiếu đóng cửa của C.S là 1,86 franc.

Tiếp đó, chính phủ Thụy Sĩ thông báo cho Credit Suisse rằng họ sẽ phải tước bỏ quyền bỏ phiếu của nhóm cổ đông Saudi Arabia và Qatar.

Thật thú vị, không phải ai cũng bị bưng bít thông tin cho tới phút cuối.

Các nhà đầu tư Saudi Arabia hiện nắm trong tay khoảng 10% cổ phần Credit Suisse đã gây sức ép với Thuỵ Sỹ. Họ phát đi thông điệp pháp lý rằng sẽ kiện nếu không thu hồi được một phần trong khoản đầu tư “xấu số”. Một quan chức Saudi Arabia giận dữ nói: “Tiền không tự nhiên mà sinh ra”.

Ban lãnh đạo của Credit Suisse buộc phải đứng về phía Saudi Arabia và từ chối lời đề nghị “có lý” của chính phủ.

Những người hiểu vấn đề nói rằng điều khoản ấy sẽ khiến một sự hỗn loạn không đáng có xảy ra. Các cổ đông đến từ Trung Đông sẽ không nén được cơn giận dữ.

“Bộ tam” quyền lực bắt đầu hành động, họ đe dọa sẽ loại bỏ hội đồng quản trị Credit Suisse nếu họ không đồng ý với điều khoản trước đó. Một cố vấn của Credit Suisse tức giận bình luận “không thể chấp nhận được”,“hoàn toàn coi thường quyền cổ đông và quyền quản trị doanh nghiệp”.

Việc đặt trái chủ vào vị thế hứng chịu thiệt hại thay cho nhà đầu tư cổ phiếu trong “cuộc hôn nhân sắp đặt” hàng tỷ USD đã khiến các nhà cho vay nổi giận. Điều này đẩy chi phí vay vốn trái phiếu lên cao hơn, đặt ra mối nguy đối với tăng trưởng kinh tế thế giới.

Về phía UBS, ngân hàng lớn nhất Thụy Sĩ đề nghị mức giá 3,25 tỷ USD (hình thức cổ phiếu), nhận thêm khoản tiền hỗ trợ của chính phủ.

Cuối cùng, sau 2 ngày thảo luận, UBS phải bỏ 3,25 tỷ USD để đưa Credit Suisse về “nhà chung”.

Sau gần 2 ngày đàm phán, UBS đã tiến tới mua lại Credit Suisse với giá 3,25 tỷ USD.

Chính phủ liên bang phải hỗ trợ bảo đảm thua lỗ tối đa 9 tỷ franc Thụy Sĩ cho một phần danh mục đầu tư. Cụ thể, trong trường hợp nếu vụ sáp nhập này có thua lỗ, UBS sẽ chịu lỗ 5 tỷ franc đầu tiên, chính phủ liên bang chịu 9 tỷ franc tiếp theo và UBS sẽ chịu cả các tổn thất phát sinh khác.

Theo thoả thuận, với 22,48 cổ phiếu Credit Suisse, cổ đông ngân hàng sẽ đổi được 1 cổ phiếu UBS. Không chỉ vậy, thỏa thuận cũng bao gồm 100 tỷ franc Thụy Sĩ (108 tỷ USD) hỗ trợ thanh khoản cho UBS và Credit Suisse từ ngân hàng trung ương Thụy Sĩ.

Các điều khoản cuối cùng vẫn có lợi với UBS.

Chính phủ Thụy Sỹ vội vã sử dụng điều luật khẩn cấp để thúc đẩy thương vụ đình đám, dù từng cam kết sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 rằng sẽ không bao giờ dùng ngân sách để giải cứu ngân hàng.

Có lẽ, không chỉ các ngân hàng, chính Thụy Sỹ cũng cần được “giải cứu”.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Thuỵ Sỹ Karin Keller Sutter – một người còn làm nghề phiên dịch và giáo viên chỉ vài tháng trước khi được bổ nhiệm vào cương vị trọng yếu này phát biểu: “Sự thất bại của một ngân hàng sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống tài chính Thụy Sỹ”.

“Đây là một ngày lịch sử, và một ngày mà chúng tôi hy vọng không bao giờ đến. Với Credit Suisse, đây không phải là một cuộc giải cứu”.

Nguồn Financial Times

Trader_Z

Các quan điểm và ý kiến được thể hiện bởi tác giả, hoặc bất kỳ người nào được đề cập trong bài viết này, chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin và chúng không cấu thành lời khuyên về tài chính, đầu tư hoặc các lời khuyên khác

Exit mobile version