Ngân hàng Trung ương Mỹ nhìn thấy gì ở Metaverse?

Ngân hàng Trung ương Mỹ nhìn thấy gì ở Metaverse?

Ngân hàng Trung ương Mỹ nhận định Metaverse sẽ là mảnh đất màu mỡ mà hệ sinh thái tiền điện tử có thể đặt trọn niềm tin và tạo cơ hội phát triển.

Chiến lược gia Haim Israel của BOA cho hay: “Tôi chắc chắn rằng metaverse sẽ mang đến cơ hội mới để tiền điện tử được sử dụng phổ biến như tiền tệ chính thống. Tôi tin chắc đây là 1 cơ hội rất lớn trong tương lai không xa”. Đồng thời, Haim Israel cũng khẳng định metaverse sẽ khiến tiền điện tử trở thành xu hướng mới của cuộc sống số công nghệ, cơ hội cho ngành công nghiệp blockchain định vị lại giá trị vốn có của nó.

Ngân hàng Trung ương Mỹ nhìn thấy gì ở Metaverse?

Haim Israel là Giám đốc điều hành nghiên cứu của BOA và cũng là 1 chiến lược gia tầm cỡ. Ông đồng thời là trưởng nhóm nghiên cứu chuyên đề kinh tế tại Bank of America Merrill Lynch.

Vị Giám đốc nhấn mạnh trong thế giới metaverse mọi người có thể sử dụng tiền điện tử để thoải mái giao dịch. Ông hi vọng rằng để chắc chắn, một số loại tiền điện tử hiện tại có thể sẽ “biến mất” thay thế vào đó là sự thống trị của stablecoin – cái gai trong mắt SEC.

Metaverse có thể trở thành cuộc cách mạng trong ngành công nghiệp blockchain?

Metaverse là một thế giới ảo được tạo nên từ mạng Internet, nó mở ra vô vàn thách thức và cơ hội cho cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp lớn. Bước chân vào thế giới vũ trụ ảo, người dùng cần công cụ hỗ trở thực tế ảo có thể kể đến thiết bị kính thông minh ứng dụng VR/AR/MR/XR để giúp người dùng trải nghiệm.

Thế giới đang chạy đua trong không gian “vũ trụ ảo”, dĩ nhiên những cái tên “ham vui” không nằm ngoài cuộc chơi, đã bày tỏ ý định phát triển metaverse/blockchain game trong thời gian qua.

Có thể kể đến những cái tên đình đám như: Microsoft, Huobi (thử nghiệm thị trường NFT), Enjin (lập quỹ 100 triệu USD để phát triển metaverse trong hệ sinh thái), SushiSwap (ra mắt nền tảng NFT), Animoca Brands (phát triển metaverse cho K-pop), TRON (quỹ 100 triệu USD cho NFT), FTX/Solana (quỹ 100 triệu USD để phát triển game blockchain), KuCoin (lập quỹ 100 triệu USD để đầu tư game/metaverse), Chromia/My Neighbor Alice/Mines of Dalarnia (lập quỹ 80 triệu USD để phát triển metaverse) và Tạp chí TIME (xây dựng chuyên mục riêng cho “vũ trụ ảo”).

“Vũ trụ ảo” đã thu hút sự chú ý của truyền thông khi gã khổng lồ Facebook đổi thương hiệu thành Meta vào hồi tháng 10 như 1 tuyên bố chắc chắn về định hướng tương lai của họ với Metaverse.

Các tài sản trong “vũ trụ ảo” thậm chí được định giá rất cao. Như mới đây, 1 mảnh đất trên nền tảng Decentraland được bán thành công với mức giá 2,4 triệu USD, The Sandbox cũng thu về 4,3 triệu USD nhờ việc bán 1 mảnh đất cho Republic Realm.

Các công ty tài chính truyền thống cũng dành sự quan tâm đặc biệt của mình đối với tiền điện tử khi chúng phát triển phổ biến trong metaverse. Đầu tháng 11, ngân hàng đầu tư Morgan Stanley cho biết “vũ trụ ảo” sẽ là một trong những chủ đề thu hút giới đầu tư nhất.

Riêng đối với tập đoàn quản lý 16 quỹ tiền điện tử trị giá 53,3 tỷ USD –  Grayscale Investments tuyên bố metaverse có khả năng đem lại cơ hội phát triển kinh doanh lên tới 1.000 tỷ USD.

Tính đến 1/11, tổng vốn hóa của các dự án metaverse tăng đến 18,9%, chạm mốc 15,3 tỷ USD. Bên cạnh đó, khối lượng giao dịch trong vòng 24 giờ cũng tăng đến 93%, đạt 4,6 tỷ USD.

Zoe Nguyen (Nguồn Bitcoin News)  

Exit mobile version