Bollinger Bands là gì? Cách sử dụng chỉ báo Bollinger Bands

Bollinger Band là một chỉ số vô cùng quen thuộc với nhà đầu tư phân tích kỹ thuật. Vậy chỉ báo Bollinger Bands là gì? Nó được sử dụng như thế nào? Bài viết này sẽ giúp các bạn bước đầu tiếp cận các thông tin cơ bản đó.

Bollinger Bands là gì?

Bollinger Band là một chỉ báo thường sử dụng trong phân tích kỹ thuật được phát triển bởi John Bollinger trong những năm 1980. Công cụ này là sự kết hợp giữa chỉ báo Moving Average (đường trung bình động – thể hiện giá trị trung bình của giá trong một chu kỳ thời gian) và độ lệch chuẩn.

Chỉ báo Bollinger band thường được dùng để do mức độ dao động của giá, khẳng định xu hướng, cảnh báo về khả năng tiếp tục hay dừng lại xu hướng, các giai đoạn củng cố, sự biến động tăng trưởng đột phá…

Thành phần của Bollinger Bands

Bollinger Bands là công cụ kết hợp giữa đường trung bình động MA và độ lệch chuẩn, bao gồm 3 thành phần cơ bản:

  1. Đường trung bình động (Moving Average): SMA20 (nằm ở chính giữa)
  2. Biên trên (Upper Band): Nằm trên đường SMA20, thường có độ lệch chuẩn là 2, được tính toán từ dữ liệu giá 20 phiên.
  3. Biên dưới (Lower Band): Nằm dưới đường SMA20, thường có độ lệch chuẩn là 2.

Ý nghĩa của chỉ báo Bollinger Bands

Sự thu hẹp (siết chặt)

Dải Bollinger Band thu hẹp khi 2 dải gồm: dải trên và dải dưới của Bollinger Bands tiến lại nhau và gần SMA. Điều này phản ánh rằng mức giao động giá có biên độ nhỏ. Đây là một trong những yếu tố để các nhà đầu tư có thể xem xét cơ hội tăng trở lại và đặt lệnh.

Điểm break out (đột phá)

Dải Bollinger Bands bứt phá được hiểu là các mức giá giao dịch sẽ xảy ra trong dải trên vài dải dưới khoảng 90%. Khi có một mức giá nào vượt khỏi dải trên hoặc cắt dải dưới thì sẽ xảy ra sự kiện lớn.

Đa số nhà đầu tư đều nhầm lẫn rằng khi giá bứt ra khỏi một trong hai dải trên và dưới thì đều là tín hiệu để tham gia thị trường. Tuy nhiên, điểm bứt phá không cho ta dấu hiệu rõ ràng về xu hướng hay mức độ biến động của giá sau đó.

Ngoài ra, chỉ báo này cũng cung cấp manh mối về việc giá chỉ có thể di chuyển trong 1 vùng nhất định và rất khó để thoát ra khỏi vùng đó. 

Chiến lược giao dịch với Bollinger Bands

Mua thấp, bán cao

Dải trên và dải dưới của Bollinger Band được xem là ngưỡng kháng cự và hỗ trợ. Do đó, phương pháp cơ bản nhất để giao dịch trong Bollinger Bands:

Về cơ bản, chiến lược mua thấp bán cao là chiến lược giao dịch khá phổ biến và đơn giản, tương đối hiệu quả khi thị trường đang trong giai đoạn đi ngang sideway. Tuy nhiên, phương pháp này lại khá rủi ro nếu thị trường có sự biến động mạnh mẽ.

Nút thắt cổ chai

Khi dải trên và dải dưới di chuyển gần lại với nhau làm cho dải Bollinger Bands hẹp lại trông giống như cổ chai thì đó là dấu hiệu cảnh báo sắp có một sự biến động giá mạnh trong tương lại gần sau thời gian thị trường sideways tích lũy. Thông thường sau khi bung ra khỏi cổ chai, giá sẽ báo vào biên trên hay biên dưới mà đi tiếp.

Cách đặt lệnh đơn giản như sau:

 Kết hợp Bollinger band với các chỉ báo khác

 Bollinger và MACD

Bollinger Bands cho phép bạn xem bản chất chu kỳ của biến động trong khi chỉ báo MACD là một chỉ báo động lượng theo xu hướng hiệu quả. Sử dụng hai chỉ báo này cùng nhau có thể hỗ trợ làm cho việc giao dịch chắc chắn hơn vì chúng có thể đánh giá xu hướng và đo sức mạnh của một xu hướng hiện có, cùng với sự biến động. 

Các bước giao dịch dưới đây được thực hiện với breakout trong Bollinger Bands

  1. Xác định xu hướng thị trường bằng cách sử dụng MACD
  2. Tìm sự phân kỳ trên MACD-histogram (báo hiệu cú Breakout tiềm năng)
  3. Tìm điểm vào lệnh khi giá breakout đường SMA 20 hoặc đường xu hướng
  4. Tìm sự xác nhận Breakout thông qua việc sự biến động gia tăng (mở rộng Bollinger Bands) và tăng động lượng (biểu đồ dài hơn).

Bollinger Bands và RSI

Việc sử dụng chiến lược kết hợp giữa Bollinger Band và RSI sẽ cực kỳ thuận lợi trong các tình huống có sự thay đổi xu hướng mạnh hoặc không có xu hướng rõ ràng. Khi giá chạm dải dưới Bollinger vs RSI chạm vào vùng quá bán, bạn mở lệnh mua trong xu hướng giảm. Ngược lại, khi giá chạm dải trên Bollinger và RSI chạm vào vùng quá mua, bạn mở lệnh bán trong xu hướng tăng.

Tuy nhiên, phần khó khăn của chiến lược này là giá có thể duy trì quá mua hoặc quá bán trong một thời gian dài. Do đó, mục đích chính của sự kết hợp này là giúp nhà giao dịch xác định được vùng quá mua và quá bán sớm hơn mà không phải quan sát riêng lẻ các mức quan trọng trên biểu đồ RSI. Từ đó giúp nhà giao dịch có nhiều cơ hội vào lệnh hơn.

Trên đây là thông tin cơ bản cũng như cách thức giao dịch với đường Bollinger Bands. Hy vọng qua bài viết này có thể cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích nhất về chỉ báo này. 

Exit mobile version