Bond là gì? Có nên đầu tư trái phiếu trong thời điểm hiện tại?

Bond được hiểu là trái phiếu – 1 loại chứng chỉ nợ hoặc chứng khoán do các doanh nghiệp hoặc chính phủ phát hành để vay vốn dài hạn.

Là một trong những công cụ chứng khoản phổ biến, bài viết dưới đây sẽ bổ sung thêm kiến thức cho độc giả về Bond (hay còn được gọi là Trái phiếu).

Ở mỗi thị trường, người ta có cách hiểu về Bond khác nhau, tuy nhiên, tựu chung lại, trong không gian tài chính, Bond (trái phiếu) vẫn mang những đặc tính chung.

Bond là gì?

Bond là gì? Bond được hiểu là trái phiếu – 1 loại chứng chỉ nợ hoặc chứng khoán do các doanh nghiệp hoặc chính phủ phát hành để vay vốn dài hạn.

Về cơ bản, trái phiếu có lãi suất cố định và thời hạn nhiều năm. Hàng năm, người sở hữu (bond holder) được hưởng lợi tức (cupon). Đến thời hạn nhất định, họ được nhận lại vốn gốc bằng giá mua bond. 

Tổ chức phát hành có thể là doanh nghiệp (trái phiếu doanh nghiệp – Corporate bond); một tổ chức chính quyền như Kho bạc nhà nước (trái phiếu kho bạc – Treasury bond); chính phủ (công trái – Government bond).

Hiểu đơn giản, các Bond là các khoản nợ dài hạn, nghĩa là chúng có kỳ đáo hạn 5 năm, và thường là 10 năm hoặc lâu hơn. Tổ chức phát hành có nghĩa vụ thực hiện các cam kết nợ, bao gồm thanh toán lãi suất định kỳ và hoàn lại số tiền đầu tư ban đầu khi đến kỳ đáo hạn.

Bond là gì? Có nên đầu tư Bond trong thời điểm hiện tại?

Về giao dịch, Bond được mua – bán trên thị trường trái phiếu. Giá thị trường của Bond biến động thường xuyên để đảm bảo lãi suất thực tế thu được.

Những người sở hữu Bond (trái chủ) có các quyền khác với chủ sở hữu cổ phiếu, chủ sở hữu Bond có quyền đòi bồi thường đối với công ty phát hành như được ghi trong bản giao kèo, nhưng không có quyền sở hữu như các chủ sở hữu cổ phiếu.

Các Bond được trả lãi suất cố định và có thể giảm giá khi lãi suất tăng. Thu nhập của Bond là tiền lãi, là khoản thu cố định thường kỳ, và không phụ thuộc vào kết quả sản xuất kinh doanh của công ty.

Đặc điểm nổi bật của Bond

Điểm nổi bật chính của Bond là gì?

Thứ nhất, Bond là một công cụ đầu tư được đánh giá an toàn, phụ hợp với đầu tư dài hạn.

Thứ 2, lợi nhuận của trái phiếu không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của đơn vị phát hành, mà là 1 khoản tiền cố định.

Thứ 3, các trái chủ không có quyền tham thiệp vào bất kỳ vấn đề hoặc hoạt động nào của bên phát hành.

Thứ 3, Bond được quy định rõ thời gian đáo hạn và lãi suất cụ thể thông thường có thời hạn 1 năm trở lên.

Thứ 4, Bond được phát hành dưới giạng chứng chỉ giấy. Trái phiếu có tính ổn định và chứa đựng ít rủi ro hơn cổ phiếu. Bởi vậy, đây là 1 khoản đầu tư rất được ưa chuộng trên thị trường tài chính.   

Phân loại bond (Trái phiếu)

Thị trường trái phiếu toàn cầu đang hứng chịu thua lỗ chưa từng có tiền lệ kể từ khi lập đỉnh vào năm 2021.

Theo Bloomberg Global Aggregate Index, chỉ số về tổng lợi nhuận của trái phiếu chính phủ và trái phiếu doanh nghiệp toàn cầu đã giảm 11%. Đây là mức giảm mạnh nhất được ghi nhận kể từ khi dữ liệu này bắt đầu được ghi lại từ khủng hoảng kinh tế 1990. 

Quay trở lại phân loại trái phiếu, ta có những loại sau:

Fixed rate bond: trái phiếu mà lợi tức được xác định theo một tỷ lệ phần trăm (%) cố định tính theo mệnh giá

Floating rate bond: trái phiếu mà lợi tức trả trong các kỳ khác nhau và được tính theo một lãi suất tham chiếu (LIBOR, Euribor).

Zero-coupon bond: trái phiếu không trả lãi, thường được phát hành với giá chiết khấu rất sâu so với mệnh giá. Khoản tiền có giá trị bằng mệnh giá được trả khi đáo hạn.

High-yield bond (trái phiếu rác – junk bond): Bond có mức độ uy tín thấp hơn các tiêu chuẩn thông thường. Các Bond này thường tiềm ẩn nguy cơ vỡ nợ và thường chào bán với YTM cao.

Convertible bond: trái phiếu có khả năng chuyển đổi thành cổ phiếu công ty theo một tỉ lệ công bố trước và vào một khoảng thời gian xác định trước

Assets-backed securities (ABS): trái phiếu được phát hành trên cơ sở có sự đảm bảo bằng một tài sản hoặc một dòng tiền nào đó từ một nhóm tài sản gốc của người phát hành.

Bond hoạt động thế nào?

Các yếu tố cơ bản của một Bond gồm:

– Mệnh giá (Face value hay Par value): Giá trị in ngay trên mỗi tờ Bond. Đại diện cho số tiền mà người phát hành sẽ phải trả cho trái chủ khi đáo hạn.  

– Lãi suất danh nghĩa (coupon interest rate): Lãi suất quy định mức lợi tức mà nhà đầu tư được nhận mỗi kỳ tính trên mệnh giá. Thời gian đáo hạn càng dài thì lãi suất danh nghĩa càng cao.

– Kỳ trả lãi: Lãi suất tính theo 6 tháng hoặc 12 tháng – khoản tiền mà người phát hành trả lợi tức cho người nắm giữ trái phiếu.  

– Thời gian đáo hạn: Thời gian mà trái chủ được nhận lại vốn gốc. Trái phiếu thông thường trả lãi định kỳ như một khoản vay và hoàn trả vốn gốc vào một thời điểm xác định gọi là ngày đáo hạn.

– Giá phát hành Bond (Issued price): Là giá bán ra của Bond tại thời điểm phát hành. Mức giá này có thể thay đổi tùy thuộc vào thị trường cung cầu.

Ta lấy ví dụ dễ hiểu.

Công ty xuất khẩu A muốn xây dựng trung tâm thương mại 50 tỷ đồng. Để huy động vốn, A quyết định chào bán 1000 bond với giá trị 5 triệu đồng/bond,

A (bond issuer) xác định lãi suất hàng năm là 10%, thời hạn thanh toán vốn gốc 50 tỷ trong vòng 5 năm.

Cứ mỗi năm, A sẽ phải trả 500.000 đồng (5 triệu x 10%) cho mỗi trái chủ. Đến cuối năm thứ 5, bond đáo hạn và doanh nghiệp hoàn trả mệnh giá 5 triệu cho mỗi trái chủ.

Có nên đầu tư Bond ở thời điểm hiện tại hay không?

Một Bond có thời gian đáo hạn càng gần thì giá của nó trên thị trường càng tăng do độ rủi ro càng thấp.

Giống như các công cụ tài chính khác, việc đầu tư vào bond cũng tiềm ẩn các rủi ro nhất định, trong đó có: Rủi ro lạm phát, Rủi ro tỷ giá, Rủi ro lãi suất, Rủi ro tín dụng/khả năng thanh toán của các doanh nghiệp

4 loại rủi ro này được suy ra từ các yếu tố ảnh hưởng đến giá của trái phiếu (ở phần trên), rủi ro xảy ra khi tác động của các yếu tố đó làm cho giá trái phiếu giảm xuống, gây bất lợi cho trái chủ.

Vào thời điểm hiện tại, việc đầu tư vào Bond được rất nhiều người quan tâm bởi đây là 1 kênh đầu tư có lợi. Các nhà đầu tư cũng nên quan tâm đến tài sản đảm bảo của lô trái phiếu đó có thanh khoản thấp hay cao, giá trị bán được nhiều hay ít (nhất là với bất động sản).

Bên cạnh đó một số tài sản đảm bảo được gọi là tài sản hình thành trong tương lai rất khó định lượng giá trị, 1 số khác được đảm bảo bằng chứng khoán hoặc cổ phần, bảo lãnh ngân hàng,….

Dù trong trường hợp nào thì nhà đầu tư cũng cần phải tìm hiểu thật kỹ xem những sự đảm bảo đó có thực sự có giá trị hay không.

Exit mobile version