“Bóng ma” lạm phát bao trùm khu vực đồng euro với mức cao kỷ lục trong 25 năm

"Bóng ma" lạm phát bao trùm khu vực đồng euro với mức cao kỷ lục trong 25 năm

"Bóng ma" lạm phát bao trùm khu vực đồng euro với mức cao kỷ lục trong 25 năm

Theo dữ liệu sơ bộ công bố vào ngày 30 tháng 11, trong tháng 11, tỷ lệ lạm phát tại khu vực đồng euro đã tăng vọt không kiểm soát và đạt kỷ lục trong lịch sử của khu vực. Sự việc này đã đặt ra một câu hỏi, liệu ngân hàng Ngân hàng Trung ương châu Âu sẽ có bước đi như thế nào tiếp theo đối với chính sách tiền tệ của mình.

Tỷ lệ lạm phát đạt kỷ lục

Tỷ lệ lạm phát toàn phần đã ở mức 4,9% trong tháng này, so với cùng tháng năm trước. Đây là con số cao hơn so với mức dự báo 4,5% được đồng thuận từ Reuters và vượt xa mức 4,1% ghi nhận trong tháng 10. 

Với con số 4,9%, theo dữ liệu được tổng hợp, khu vực đồng euro đã xác lập kỷ lục về tỷ lệ lạm phát cao nhất trong vòng 25 năm.

Dữ liệu về lạm phát được đưa ra trong bối cảnh các nhà hoạch định chính sách đang theo dõi thông tin về một biến thể mới của Covid-19, Omicron, được phát hiện lần đầu trong tuần trước tại khu vực miền nam châu Phi.

Sau thông tin về biến thể, các hạn chế di chuyển bắt đầu trở lại đã gây sức ép cho nền kinh tế. Theo nhận định của các chuyên gia, so với những đợt phong tỏa đầu tiên, xã hội hiện nay đã có sự chuẩn bị tốt hơn trong việc đối phó với Covid-19. Tuy nhiên, nhà đầu tư trên thị trường sẽ phải chuẩn bị cho tương lai bị hạn chế hơn nữa.

Biến thể Covid-19 Omicron sẽ gây sức ép không nhỏ lên tương lai của nền kinh tế

Tuy nhiên, chỉ số giá tiêu dùng tại khu vực đồng euro lại một lần nữa tăng lên, do sự gia tăng của chi phí năng lượng và vấn đề chuỗi cung ứng không liền mạch.

Trong tháng 11, tại nước Đức – quốc gia có lịch sử lo ngại sự gia tăng của lạm phát, tỷ lệ lạm phát tại đây đã đạt kỷ lục trong vòng 29 năm, với mức tăng 6% so với năm 2020, được đo lường qua chỉ số hài hòa của giá tiêu dùng.

Pháp cũng không tránh khỏi vòng xoáy lạm phát, khi ghi nhận trong tháng 11, tỷ lệ lạm phát của quốc gia này đã lên đến 3,4%. Đây là mức lạm phát cao nhất tại Pháp tính từ năm 2008.

Ngân hàng Trung ương châu Âu sẽ làm gì?

Tất cả những dữ liệu này đã dấy lên câu hỏi, liệu trong tương lai, Ngân hàng Trung ương châu Âu sẽ xử lý tỷ lệ tạm phát ngày càng cao như thế nào, trong bối cảnh mơ hồ của biến thể Covid-19 Omicron.

Ngân hàng Trung ương châu Âu sẽ phải giải bài toán khó trong bối cảnh dịch bệnh chưa chắc chắn

Vào tuần trước, ông Luis De Guindos, Phó Chủ Tịch Ngân Hàng Trung Ương châu Âu chia sẻ rằng, hiện ngân hàng trung ương vẫn đang có ý định chấm dứt chương trình mua trái phiếu khẩn cấp vào tháng 3 năm 2022.

Tuy nhiên, mối quan tâm của các nhà đầu tư trên thị trường hiện nay là ngân hàng trung ương sẽ điều chỉnh như thế nào đối với các công cụ còn lại của mình.

Trước đó, vào tháng 10, tỷ lệ lạm phát trong khu vực đồng euro đã đạt 4,1%. Con số này xác lập kỷ lục về lạm phát tại đây trong vòng 13 năm, khi chi phí năng lượng tăng vượt kiểm soát, tạo sức ép lên khối tiền tệ chung châu Âu.

Exit mobile version