Phác thảo bức tranh kinh tế Mỹ năm 2021 qua 12 biểu đồ của CNN Business

ViMoney: Bức tranh kinh tế Mỹ năm 2021 qua 12 biểu đồ

Khi Covid-19 lần đầu tiên trở thành đại dịch vào năm 2020, nền kinh tế Mỹ đã sụt giảm chóng mặt, tuy nhiên, nó đã nhanh chóng phục hồi và thậm chí đã vượt mức trước đại dịch ở một loạt tiêu chí … Hãy cùng điểm lại bức tranh kinh tế Mỹ qua 12 biểu đồ của trang CNN Business để thấy nền kinh tế lớn nhất thế giới đã hồi phục mạnh mẽ như thế nào.

1. THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG

Một trong những thước đo quan trọng nhất về sức khỏe của kinh tế Mỹ là việc làm .

Chỉ trong vòng 2 tháng, từ tháng 2 – 4/2020, Covid đã quét sạch hơn 22 triệu việc làm của người Mỹ. Đến tháng 11/2021, lĩnh vực phi nông nghiệp của Mỹ đã khôi phục gần 18 triệu việc làm lên mức 149 triệu việc làm.

Nền kinh tế Mỹ cần 100.000-150.000 việc làm mới mỗi tháng để có thể  theo kịp tốc độ tăng dân số. Mỹ vẫn cần thêm hơn 4 triệu việc làm nữa để nước  Mỹ có thể trở lại mức như trước Covid.

Đọc thêm: Mở đường cho việc tăng lãi suất? Fed điều chỉnh lại mục tiêu việc làm

2. TỶ LỆ THẤT NGHIỆP

Tỷ lệ thất nghiệp tính đến tỷ lệ người lao động không tìm được việc làm khi đã tích cực tìm việc trong 4 tuần so với tổng lực lượng lao động.

Vào tháng 2/2020, tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ là 3,5%, thấp nhất trong nhiều thập kỷ. Đại dịch đã khiến tỷ lệ  này tăng vọt lên 14,8% vào tháng 4 /2020, cao hơn hẳn so với tỷ lệ 3,5% vào tháng 2/2020.  Tháng 11/2021, tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ đã giảm xuống còn 4,2%.

Đọc thêm: Tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ đạt mức thấp nhất trong 52 năm

3. GDP

GDP là thước đo rộng nhất, giúp phản ánh được quy mô của một nền kinh tế và hoạt động của nó.

Trong quý đầu tiên của năm 2020, GDP cả năm đã điều chỉnh theo đạt 19 nghìn tỷ USD. Trong quý 3/2020, Covid gây ra đã khiến GDP cả năm của Mỹ giảm xuống còn 17,3 nghìn tỷ USD.  Đến quý 3/2021, GDP cả nước đạt 19,5 nghìn tỷ đồng tỷ USD, cao hơn 500 tỷ USD so với trước đại dịch.

4. NỢ CÔNG TRÊN GDP

Nó là thước đo nghĩa vụ tài chính của Chính phủ Mỹ, được biểu thị bằng tỷ lệ % của số tiền vay từ các chủ nợ bên ngoài và quy mô của nền kinh tế.

Khi tỷ giá tăng, Washington sẽ gặp khó khăn hơn đối với việc trả nợ hoặc tăng chi tiêu trong tương lai. Tỷ lệ nợ công trên GDP của Mỹ tăng từ 80,2% trong quý 1 năm 2020 lên 105,5% trong quý 2 năm 2020 nhưng đã  giảm xuống còn 96,2% trong quý 3/2021.

5. CHI TIÊU

Đây là một chỉ số quan trọng vì tiêu dùng là động lực tăng trưởng lớn nhất của nền kinh tế Mỹ.  Số liệu này đo lường mức chi tiêu của người Mỹ cho hàng hóa và dịch vụ sau khi điều chỉnh theo lạm phát.

Vào tháng 2/2020, mức tiêu dùng hàng năm đã được điều chỉnh của người Mỹ là là 13,3 nghìn tỷ USD. Trong tháng 4, mức tiêu dùng giảm xuống còn 10,9 nghìn đồng tỷ USD.  Tháng 10 năm nay, con số là 13,9 nghìn đồng tỷ USD, đã tăng 600 tỷ USD so với thời điểm trước đại dịch.

6. CHỈ SỐ GIÁ TIÊU DÙNG (CPI)

Mục lục giá tiêu dùng (CPI) của Mỹ – Nguồn: CNN Business.

CPI là thước đo lạm phát, được tính toán dựa trên giá của một loạt nhóm hàng hóa và dịch vụ, bao gồm nhà ở, lương thực, thực phẩm, xăng dầu, phương tiện đi lại …

Tháng 2 năm 2020, CPI của Mỹ tăng hơn 2,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Khi đại dịch xảy ra, CPI của nước này chỉ tăng 0,2% vào tháng 5 năm 2020.  Khi nền kinh tế Mỹ mở cửa trở lại, lạm phát tiếp tục tăng nóng và CPI của Mỹ tăng 6,88% vào tháng 11 năm nay, mức cao nhất kể từ năm 1982.

Đọc thêm: Tỷ lệ lạm phát của Mỹ bị đánh giá thấp dù chạm mức cao nhất trong 40 năm!

7. LỢI SUẤT CỦA TRÁI PHIẾU KHO BẠC MỸ KỲ HẠN 10 NĂM

Lợi suất trái phiếu Kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm – Nguồn: CNN Business.

Lợi suất Kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm tác động đến lãi suất đối với các khoản thế chấp nhà, vay tiêu dùng, vay mua xe hay thẻ tín dụng… nên cũng ảnh hưởng trực tiếp đến người tiêu dùng Mỹ . Lợi suất này cũng là một thước đo quan trọng để đánh giá niềm tin của nhà đầu tư: Khi kinh tế Mỹ được kỳ vọng tăng trưởng mạnh hơn trong tương lai, lợi tức thường tăng và khi bị dự đoán tăng trưởng thấp và lạm phát thấp, lợi suất này thường giảm.

Cuối tháng 7/2020, lợi suất kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm chạm đáy 0,55% tuy nhiên trong thời gian gần đây đã tăng lên gần 1,5%, không xa ngưỡng 1,6% trước đại dịch.

8. LÃI SUẤT VAY THẾ CHẤP NHÀ KỲ HẠN 30 NĂM CỐ ĐỊNH

Đối với hầu hết người Mỹ, mua nhà là giao dịch lớn nhất trong đời. Lãi suất vay thế chấp nhà 30 năm phản ánh chi phí vay để mua nhà, thường giảm khi nền kinh tế suy yếu hoặc do các biện pháp nới lỏng của Fed, và thường sẽ tăng khi nền kinh tế hồi phục.

Tháng 01/2021, lãi suất này đã chạm đáy ở mức 2,65% và hiện ở mức 3,1%, thấp hơn so với 3,45% trước đại dịch.

9. SỐ NHÀ XÂY MỚI

Số lượng nhà xây mới đo lường số lượng các ngôi nhà chung cư hay hộ gia đình được khởi công mỗi tháng, được coi là “chỉ số hàng đầu” để báo hiệu xu hướng nền kinh tế .

Thời điểm tháng 2 /2020 trước đại dịch, có gần 1,6 triệu ngôi nhà mới được xây dựng ở Mỹ. Covid 19 đã đẩy con số này giảm xuống còn 938.000 căn vào tháng 4/2020. Số liệu tháng 10/2021 cho thấy, số căn xây mới đã phục hồi lên 1,5 triệu.

10. CHỈ SỐ GIÁ NHÀ TRÊN TOÀN QUỐC

Chỉ số này đo lường giá nhà trên toàn quốc dựa trên giá mua nhà dành cho một gia đình, là một thước đo quan trọng để đánh giá sự giàu có của người Mỹ vì ngôi nhà thông thường là tài sản quý giá nhất của họ.

Giá nhà tại Mỹ đã không ngừng tăng trong những năm gần đây, thậm chí leo dốc hơn vào năm 2021.

11. TỶ LỆ HÀNG TỒN KHO

Tỷ lệ hàng tồn kho trên doanh thu đo lường lượng hàng tồn kho so với lượng hàng hoá đã bán. Khi cung cầu ổn định, tỷ lệ này hầu như không thay đổi. Tuy nhiên, khi cầu giảm,  doanh nghiệp tồn kho quá nhiều thì tỷ lệ này sẽ tăng.

Trước khi đại dịch xảy ra, tỷ lệ hàng tồn kho trên doanh số bán hàng ở Mỹ  tháng 2/2020 là 1,42 lần. Covid-19 khiến tỷ lệ này tăng vọt lên 1,73 lần vào tháng 4/2020.

Đến tháng 9 năm 2021, tỷ lệ giảm xuống còn 1,26 lần.

12. Chỉ số S&P 500

Là thước đo phổ biến của thị trường chứng khoán Mỹ, chỉ số S&P 500 đo lường giá cổ phiếu của 500 công ty niêm yết lớn nhất. Tỷ trọng của mỗi cổ phiếu trong chỉ số căn cứ trên giá trị vốn hóa của doanh nghiệp, ví dụ Apple và Amazon có tỷ trọng trong S&P 500 lớn hơn các công ty nhỏ hơn.

Đại dịch đã đẩy S&P 500 giảm từ đỉnh trước đại dịch hơn 3.380 điểm vào ngày 14/2 xuống mức đáy gần 2.305 điểm vào ngày 20/3 – gần 32% chỉ trong hơn một tháng.

Tuy nhiên, cùng với sự phục hồi của nền kinh tế, chỉ số liên tục phục hồi và lập mức cao nhất mọi thời đại mới. S&P 500 hiện đã tăng hơn 104% so với mức đáy trong đại dịch.

Nguồn: CNNBusiness

Exit mobile version