Bullish là gì? 06 chiến lược đầu tư trên thị trường Bullish

 Bullish (hay còn được gọi là bullish market) ám chỉ xu hướng đi lên về giá tại trường, thuật ngữ này thường bắt gặp trong lĩnh vực tài chính Forex – Chứng khoán hay Crypto. Nắm bắt Bullish là gì rất quan trọng bởi nhờ nó bạn có thể xác định xu hướng thị trường.

Bullish là gì?

Bullish là một thuật ngữ biểu diễn xu hướng một tài sản (bao gồm tiền tệ, hàng hóa, cổ phiếu…) hoặc một loại thị trường cụ thể có tổng thể đang đi lên hoặc đang phát triển mạnh.

Nguồn gốc của thuật ngữ Bullish được phát triển từ xu hướng tấn công của con bò (Bull). Trong các trận đấu bò, chúng thường sử dụng cặp sừng của mình để tấn công đối phương theo hướng từ dưới lên. Nhận thấy đặc điểm giống nhau này, các chuyên gia đặt tên xu hướng tăng trong thị trường tài chính là Bullish. Thuật ngữ “bearish” tuy là xu hướng ngược với bullish nhưng cũng ra đời với lý do tương tự. Bearish chỉ thị trường giảm giá theo cách tấn công của con gấu (bear) là giáng đòn cực mạnh từ trên xuống.

Và cho tới thời điểm hiện nay, thuật ngữ Bullish đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc dự đoán thị trường của các nhà đầu tư. Nhận biết được chính xác thị trường Bullish thì sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho các nhà đầu tư trong tương lai.

Đặc điểm nhận biết bullish

Bất kỳ xu hướng nào cũng đều phải trải qua 3 giai đoạn đó là: Bắt đầu, đỉnh điểm và suy thoái.

Với thị trường Bullish, giai đoạn bắt đầu sẽ diễn ra ở trong khoảng thời gian ngắn nhất. Khi thị trường đang ở cuối giai đoạn Bearish thì sẽ xuất hiện biến động về giá tăng. Tuy nhiên, ở giai đoạn này mức giá tăng không quá cao, chúng vừa tăng vừa tích lũy. 

Thời điểm đã tích lũy đủ, lực mua cũng đủ mạnh thì mức giá sẽ được đẩy lên cao hơn. Đồng thời, mức độ tăng nhiều hơn và sẽ làm cho thời gian tăng kéo dài ra. Đây cũng chính là lúc thị trường Bullish đạt đỉnh điểm.

Bên cạnh đó, nếu giai đoạn cao trào có mức độ tăng mạnh mẽ thì thời gian kéo dài thường sẽ rất ngắn. Ngược lại, nếu như giá vẫn bùng nổ và lực tăng vừa phải thì giai đoạn cao trào sẽ kéo dài hơn. 

Cuối cùng, qua giai đoạn cao trào thì sẽ là thời kỳ suy thoái. Giá bắt đầu tăng với tốc độ chậm, nhịp độ giảm dần và cứ như vậy cho tới khi lực bán mạnh hơn sẽ kéo theo giá đi xuống. Lúc này, thị trường sẽ đảo chiều và chuyển sang xu hướng khác.

Biểu hiện của thị trường bullish

Các thị trường bullish

Bullish trong dài hạn

Bullish trong ngắn hạn

Các khái niệm về Bullish

Bull trap

“Bull trap” – hay còn được gọi là “Bẫy giá tăng”, là một thuật ngữ chuyên dùng trong thị trường tài chính chứng khoán ám chỉ một tín hiệu giao dịch sai, đánh lừa nhà đầu tư rằng xu hướng giảm đã kết thúc và thị trường trở nên hấp dẫn, khiến nhà đầu tư nhảy vào thị trường.

Bull Trap xuất hiện trong một xu hướng đi xuống của chứng khoán dưới dạng những tín hiệu đảo chiều tăng giá, tạo cảm giác thị trường chuẩn bị đi lên, để nhà đầu tư ồ ạt mua vào với mong muốn kiếm lợi nhuận. Tuy nhiên chứng khoán họ mua thời điểm đó sẽ nhanh chóng quay đầu trở lại xu thế giảm khiến nhà đầu tư bị thua lỗ.

Bullish Engulfing

Mô hình Bullish Engulfing (nến nhấn chìm tăng) là mô hình nến Nhật quen thuộc với rất nhiều trader vì mô hình này có thể được xem là một trong những mô hình đảo chiều mạnh mẽ nhất để giá chuyển từ giảm sang tăng.

Mô hình nến nhấn chìm tăng Bullish Engulfing cung cấp tín hiệu mạnh nhất khi xuất hiện ở dưới cùng của một xu hướng giảm, kích hoạt sự đảo chiều xu hướng hiện tại, khi người mua tham gia vào thị trường và đẩy giá lên cao hơn nữa.

Bullish Kicking

Bullish Kicking là mô hình nến đảo chiều xuất hiện sau một xu hướng giảm, bao gồm 2 nến xuất hiện vào thời điểm bắt đầu một xu hướng tăng. Trong Bullish Kicking, cây nến đầu tiên là dấu hiệu cho thấy bên bán là bên đang nắm quyền kiểm soát thị trường. Tuy nhiên, khoảng trống giá xuất hiện ngày hôm sau là một sự thay đổi đáng kể trong tâm lý thị trường. Phe mua hoàn toàn đã lấy lại hết phần mà phe bán đã lấy được trong phiên giao dịch trước, thậm chí còn lấy được nhiều hơn.

Bullish Piercing Line

Piercing Pattern (Nến Xuyên) là mô hình báo hiệu xu hướng đảo chiều thường xuất hiện ở cuối xu hướng giảm. Trong mô hình Piercing Pattern, cây nến lớn giảm mạnh (nến 1) xác nhận xu hướng giảm vẫn đang tiếp tục tạo đáy mới.

Nến 2 mở cửa với khoảng nhảy giá giảm, bên bán vẫn đang áp đảo thị trường. Tuy vậy, thay vì xuống thấp hơn, giá bắt đầu vươn lên xoá sạch hơn nửa quãng đường giá đã giảm do phe bán tạo ra vào phiên trước đó. 

Bullish Counterattack Line

Bullish Counterattack Line (Đường phản công tăng) là một cụm 2 nến đảo chiều, xuất hiện trong xu hướng giảm. Hai cây nến này có màu sắc ngược nhau nhưng lại có chung một mức giá đóng cửa, tạo thành một “đường thẳng phản công”, báo hiệu xu hướng có thể đảo chiều từ giảm sang tăng.

Chiến lược đầu tư vào thị trường Bullish và cách áp dụng

1. Xác định chính xác các dấu hiệu của thị trường Bullish

Để xây dựng chiến lược giao dịch hiệu quả thì trước tiên các bạn cần phải nắm rõ dấu hiệu của thị trường đang theo xu hướng nào dù bullish hay bearish.

Ở giai đoạn đầu của quá trình tăng/giảm giá mạnh đều khó để nhận ra bởi nhà đầu tư thường nhầm lẫn nó chỉ là các nhịp pullback để tiếp diễn xu hướng. Nếu bạn là một trader mới gia nhập thị trường, hãy đừng ngại lắng nghe phân tích của những người có kinh nghiệm hơn, chắt lọc và tổng hợp thông tin để đưa ra nhận định cho bản thân.

2. Tránh FOMO

Được viết tắt theo cụm từ Fear Of Missing Out, FOMO là một hiệu ứng tâm lý mà những người mang nó thường sợ bỏ lỡ mất cơ hội. 

Hiệu ứng tâm lý FOMO rất hay xuất hiện ở nhóm đối tượng đầu tư như chứng khoán, đặc biệt khi thị trường đang bullish. Chẳng hạn như khi thấy một mã cổ phiếu đang tăng giá mạnh, một số người phải ngay lập tức mua và mà không cần tìm hiểu nó có thực sự tiềm năng hay không. Quyết định đầu tư theo kiểu này hết sức nguy hiểm bởi nó được đưa ra quá nhanh, không dựa trên phân tích mà chỉ dựa vào cảm tính.

3. Chờ đợi một nhịp Pullback để thực hiện giao dịch

Cách tốt nhất để tối đa hóa lợi nhuận của bạn trong một thị trường tăng giá là cố gắng mua ở mức pullback. Mua trên pullback, bạn nhận được giá vào cửa tốt hơn và cơ hội sử dụng mức dừng lỗ thấp hơn. Thông thường, khi chúng ta có sự hiện diện của một xu hướng tăng mạnh, bạn sẽ nhận thấy rằng thị trường sẽ hiếm khi đến gần để chạm vào SMA 50 ngày một lần nữa.

4. DCA trong vùng giá và luôn chừa một khoản dự trữ

Trong thị trường Bullish:

Và dù là trader hay holder, hãy luôn chừa lại một khoản tiền dự trữ cho bản thân, đừng giao dịch với toàn bộ số tiền trong túi. Bạn không thể biết thị trường sẽ đi như thế nào nhất là trong thịt trường tiền điện tử.

5. Biết điểm dừng lợi nhuận khi Bullish

Trong đầu tư, lợi nhuận quan trọng nhưng vốn giao dịch của bạn lại càng quan trọng hơn. Không chỉ với thị trường Bullish, hãy quản lý tốt vốn của mình trong mọi loại thị trường nhé! Ham lợi nhuận thường đi kèm với rủi ro lớn, có khả năng biến tỷ phú thành kẻ trắng tay. Để tránh điều này bạn nên tự đặt cho mình mức lợi nhuận mong muốn.

6. Đặt cắt lỗ khi có dấu hiệu đảo chiều

Nếu bạn không biết nơi đặt điểm dừng lỗ của mình, thì bạn sẽ tự đặt mình vào nguy hiểm. Vì vậy, chúng ta muốn đặt điểm dừng lỗ của mình ở một nơi hợp lý, chỉ ra rằng ý tưởng giao dịch của bạn không còn hiệu lực nữa. Nhà đầu tư hãy cứ mạnh dạn xuống lệnh cắt lỗ khi giá cổ phiếu có dấu hiệu chạm đáy và đu đỉnh. Việc này có thể giúp bảo toàn một phần vốn, từ đói nhà đầu tư mới có thể tái đầu tư khi thị trường có những tín hiệu tích cực hơn.

Hy vọng qua bài viết bạn đã biết được Bullish là gì và chiến lược giao dịch hiệu quả trong thị trường Bullish. Chúc các bạn giao dịch thành công.

Exit mobile version