Burn coin là gì? Tại sao phải đốt coin trong quá trình lưu thông?

Burn coin (Coin Burning hay Token Burning) đang rất phổ biến trong thế giới tiền mã hóa. Hãy cùng tìm hiểu burn coin là gì? Cơ chế và lý do tại sao phải thực hiện đốt coin trong bài viết dưới đây.

Burn coin là gì?

Burn coin hay đốt tiền mã hoá là quá trình loại bỏ vĩnh viễn một số lượng đồng tiền mã hoá ra khỏi lưu thông, làm giảm tổng cung. Nói cách khác, đây là sự kiện “giảm phát”. Về bản chất, quá trình đốt coin làm giảm lượng cung thị trường và tạo ra sự khan hiếm về mặt kinh tế, sinh ra khả năng gia tăng về mặt giá trị. Không dừng lại ở đó, đốt coin cũng là một cách đầu tư bảo mật cho mạng lưới. 

Tương tự, các stablecoin theo thuật toán cũng tự mint token mới và đốt chúng thường xuyên để duy trì giá trị neo đậu bằng đồng đô la của chúng. Ví dụ: nếu nhu cầu đối với stablecoin tăng và giá trị neo đậu vào đồng đô la giảm, hợp đồng thông minh của giao thức sẽ tự động phát hành lượng token mới để hạ giá và ngược lại.

Burn token tương tự sự kiện công ty tự mua lại cổ phiếu của công ty. Mua lại cổ phiếu là một trong những biện pháp nhằm tăng cường kiểm soát công ty và tăng giá cổ phần. Quá trình này giúp củng cố giá trị của những cổ phiếu vẫn đang lưu hành và cũng có thể giúp cải thiện thu nhập trên mỗi cổ phiếu, với ít cổ phiếu đang lưu hành hơn, tỷ lệ thu nhập ròng trên cổ phiếu trở nên cao hơn.

Việc đốt tiền cũng nhằm mong muốn đạt được mục tiêu tương tự. Bằng cách giảm số lượng token được cung cấp, các nhà phát triển và thợ đào hy vọng sẽ làm cho các token còn lưu hành trở nên hiếm hơn và do đó có giá trị hơn.

Cách thức burn coin

Về cơ bản, sự kiện đốt token xảy ra theo thứ tự sau:

  1. Một người nắm giữ tiền mã hoá sẽ thực hiện tính năng đốt tiền khi họ muốn bỏ đi một lượng tiền được chỉ định nào đó.
  2. Sau đó, hợp đồng thông minh sẽ xác minh rằng người này có các đồng tiền trong ví của họ hay không và số lượng đồng tiền được chỉ định này phải hợp lệ. Cơ chế đốt chỉ chấp nhận số tiền dương.
  3. Nếu người đó không có đủ tiền hoặc nếu số lượng chỉ định không hợp lệ (ví dụ: 0 hoặc -5), tính năng đốt tiền sẽ không được thực thi.
  4. Nếu họ có đủ, thì lượng tiền mã hoá được chỉ định sẽ bị trừ khỏi ví đó. Để “đốt” coin trên mạng blockchain thì chúng sẽ được gửi tới một địa chỉ ví được gọi là Dead Address. Tổng nguồn cung của đồng tiền sẽ được cập nhật sau đó và các các đồng tiền mã hoá sẽ bị đốt.
Địa chỉ ví Burn trên mạng Ethereum

Nếu bạn sử dụng tính năng này để đốt tiền của mình, số tiền của bạn sẽ bị hủy vĩnh viễn. Không thể khôi phục tiền sau khi chúng bị đốt và nhờ công nghệ blockchain, bằng chứng về việc đốt có thể dễ dàng được xác minh trên blockchain explorer.

Thuật toán Proof of Burn là gì?

Một cơ chế duy nhất xuất hiện từ việc đốt token là sự đồng thuận Proof of Burn (PoB), dựa trên việc người dùng phá hủy token của họ để giành quyền khai thác. Về mặt bản chất, PoB khá giống với thuật toán PoW nhưng tiêu tốn ít điện năng hơn. Các hệ thống PoB, tương tự như các blockchain PoW, cũng tặng phần thưởng block cho các thợ đào trong một khoảng thời gian nhất định, trị giá của phần thưởng này được kỳ vọng là sẽ bù lại được khoảng đầu tư vào đốt coin ban đầu. 

Khi nào cần đốt coin?

Mỗi dự án crypto sẽ có một chiến lược phát triển riêng.

Đối với những dự án có tokenomics được thiết kế chưa hợp lý sẽ khiến token chịu áp lực đến từ lạm phát tăng cao thì có thể dùng cách đốt coin để giảm phát. Một trong những mục đích chính của đốt coin là cân bằng lợi ích giữa các bên khi họ giữ coin/token.

Đối với những dự án mới ra mắt token và chỉ có rất ít holder mà đã có cơ chế đốt coin riêng với mục đích để quảng bá, tuy nhiên, việc đốt coin ở giai đoạn đầu gần như là vô nghĩa. Cách hợp lý nhất sẽ là khóa token với một khoảng thời gian trả dần để thị trường thích ứng cũng như có nhiều động lực hơn để phát triển.

Ưu, nhược điểm của burn coin

Ưu điểm

Nhược điểm

Có thể thấy, đối với một số dự án thì quá trình burn coin rất quan trọng vì nó tác động trực tiếp đến giá. Tuy nhiên một vài trường hợp thì nó lại không ảnh hưởng nhiều. Khi đầu tư vào bất kỳ dự án nào bạn cần nên xem xét đến yếu tố này của dự án.

Exit mobile version