Cổ phiếu thường tăng vào tháng 4?

Cổ phiếu nào thường tăng vào tháng 4?

Tháng 4 hàng năm là khoảng thời gian được giới đầu tư đặc biệt quan tâm do đây là giai đoạn các công ty đồng loạt tổ chức ĐHĐCĐ thường niên, đồng thời công bố kết quả kinh doanh quý đầu năm. Dù có nhiều thông tin tốt xấu đan xen nhưng tháng 4 các năm trước lại tỏ ra là khoảng thời gian khá tích cực đối với nhiều cổ phiếu trên cả 2 sàn.

Theo thống kê, sàn HOSE có đến 33 cổ phiếu đã luôn tăng trong tháng 4 giai đoạn 2019-2021, trong khi chiều ngược lại chỉ có 2 cổ phiếu thường giảm.

Trong nhóm cổ phiếu thường tăng, ghi nhận sự chiếm ưu thế của nhóm bất động sản, một vài cái  tên nổi bật có thể kể đến như NVL, PDR, VHM, NLG, DPG, VPH,… Ngoài ra, cũng ghi nhận sự xuất hiện của một số cổ phiếu vốn hóa lớn thuộc ngành bán lẻ như PNJ, MWG hay MSN,…

Cổ phiếu HOSE tăng giá trong tất cả tháng 4 giai đoạn từ 2019-2021
Cổ phiếu HOSE giảm giá trong tất cả tháng 4 giai đoạn từ 2019-2021

Tương tự tại sàn HNX, số cổ phiếu thường tăng thể hiện sự áp đảo với 13 cổ phiếu, trong khi nhóm thường giảm chỉ có 1 cổ phiếu là SDA.

Cổ phiếu HNX tăng/giảm giá trong tất cả tháng 4 giai đoạn từ 2019-2021

Đọc thêm: Cổ phiếu thường tăng trong tháng 3?

Về mặt bằng chung, VN-Index trong tháng 4 suốt một thập kỷ qua (2012-2021) ghi nhận kết quả khá cân bằng với 5 năm tăng điểm và 5 năm giảm điểm. Tuy nhiên, hai năm trở lại đây (2020-2021), VN-Index đã tăng điểm liên tiếp với mức tăng đáng kể, lần lượt 16.09% và 4.02%.

Kết quả của VN-Index trong tháng 4 giai đoạn 2012-2021

Tháng 4 hàng năm thường là khoảng thời gian quan trọng đối với các nhà đầu tư chứng khoán. Đây là khoảng thời gian nhiều công ty tổ chức ĐHĐCĐ thường niên nhằm thông qua kế hoạch kinh doanh cho năm nay cũng như hướng phát triển của công ty trong thời gian tới.

Bên cạnh đó, cuối tháng 4 cũng là thời hạn để các công ty công bố BCTC quý 1/2022. Thông qua số liệu từ BCTC, nhà đầu tư có thể phân tích được hiệu quả kinh doanh cũng như tình hình tài chính của công ty mình đang đầu tư.

Một số nhóm ngành tiềm năng:

  • Nhóm các ngân hàng được kỳ vọng sẽ công bố kết quả quý 1/2022 khả quan do nhiều ngân hàng đã tăng trích lập dự phòng trong năm 2021 nên áp lực trích lập trong năm nay sẽ giảm đi nhiều. Khi kinh tế phục hồi thì tăng trưởng của các ngân hàng cũng sẽ cao hơn.
  • Các công ty chứng khoán cũng sẽ có kết quả tích cực trong bối cảnh thanh khoản thị trường quý 1 vẫn cao hơn mặt bằng chung 2 năm qua.
  • Ngoài ra, các nhóm ngành liên quan đến mở cửa kinh tế như dịch vụ hàng không, du lịch cũng sẽ có kết quả khá khả quan.
Exit mobile version