Chiến lược “thò chân cáo” của các ngân hàng vào thị trường tiền điện tử

Có vẻ như thị trường tiền điện tử trở thành miếng mồi ngon của những “chú cáo” tài chính.

Các ngân hàng lớn trên thế giới đã thông minh như thế nào để có một chân trong thị trường tiền điện tử trị giá hàng nghìn tỷ USD

Chú cáo tài chính và quả bóng tiền điện tử

Có vẻ như thị trường tiền điện tử trở thành miếng mồi ngon của những “chú cáo” tài chính. Các ngân hàng bắt đầu tìm cách nhúng chân vào mảnh đất tiềm năng trị giá hàng nghìn tỷ USD.

Ngân hàng New York Mellon – một trong những ngân hàng lớn ở Phố Wall phát đi thông báo rằng bắt đầu từ tháng 2/2021, họ sẽ nắm quyền dịch vụ phát hành Bitcoin cho các khách hàng có nhu cầu.

New York Mellon Bank cung cấp dịch vụ lưu ký Bitcoin và Ether trong ví điện tử BNY Mellon.

US Bancorp (USB.N) đã hoạt động chính thức từ tháng 10/2021 sau khi tung ra dịch vụ lưu ký Bitcoin. NYDIG đóng vai trò là người giám sát hỗ trợ cho US Bancorp. Mục đích của ngân hàng chính là hướng tới các đối tượng tiềm năng như các nhà quản lý. 

US Bank cung cấp dịch vụ lưu giữ Bitcoin cho các khách hàng tiềm năng.

Không nằm ngoài cuộc chơi, vào hồi tháng 3/2022, State Street Corp (STT.N) cũng phát đi tín hiệu sẽ tung ra dịch vụ cung cấp lưu ký tiền điện tử. Được biết, State Street Corp sẽ hợp tác với nền tảng Copper.co. Dĩ nhiên, để làm được điều này họ cần được cơ quan có thẩm quyền chính thức phê duyệt.

Deutsche Bank (DBKGn.DE) lộ kế hoạch phát triển dịch vụ giao dịch tiền điện tử trong một báo cáo mà Diễn đàn kinh tế công bố trong năm 2020.

Cũng trong năm 2020, BNP Paribas (BNPPY.UL) hoàn thành bước đầu cung cấp dịch vụ ví tiền điện tử Curv.

Deutsche Bank và BNPP từ chối bình luận về điều này.

Ngoài ra, hàng loạt ngân hàng lớn rục rịch triển khai việc cung cấp dịch vụ quản lý tài sản tiền điện tử dành cho khách hàng trong năm 2021.

Morgan Stanley (MS.N) đã cho phép trích lập quỹ tiền điện tử đối với các khách hàng có tài sản ít nhất 2 triệu USD. Tiếp đó, Morgan Stanley đã thành lập một phận nghiên cứu tiền điện tử sau khi tuyên bố công nhận tầm quan trọng của tiền điện tử trong hệ thống tài chính toàn cầu.

Vào tháng 7, JPMorgan Chase & Co (JPM.N) cung gật đầu chấp nhận các lệnh giao dịch tiền điện tử bao gồm Grayscale’s Bitcoin Trust, Ethereum Trust, Bitcoin Cash Trust, Ethereum Classic Products và Osprey Funds.

Wells Fargo & Co (WFC.N) bắt đầu cung cấp dịch vụ tiền điện tử dành cho đối tượng khách hàng tiềm năng của mình vào tháng 6/2021.

Vào tháng 3/2022, nhiều khả năng Goldman Sachs (GS.N) cũng cung cấp truyền truy cập vào quỹ Ethereum thông qua Galaxy Digital.

Thương mại hóa tiền điện tử

Thị trường tiền điện tử trở nên hấp dẫn với Goldman khi họ chính thức khởi động lại dự án trước đó của mình vào tháng 3/2021. Các giao dịch smart-contract Bitcoin được nghiên cứu và tung ra thị trường cho phép các khách hàng có quyền truy cập xem giá tương lai của Bitcoin.

Năm 2022, Goldman Sachs chính thức trở thành ngân hàng đầu tiên ở Mỹ thực hiện giao dịch tiền điện tử.

Gã khổng lồ Goldman Sachs gia nhập thị trường tiền điện tử hàng nghìn tỷ USD.

Người đứng đầu bộ phận tài sản kỹ thuật số toàn cầu vừa được bổ nhiệm tại Goldman Sachs – Mary Catherine Rich thông báo ngân hàng sẽ sớm cung cấp các khoản đầu tư Bitcoin (BTC) và các loại tiền điện tử khác cho các khách hàng của mình.

Bank of America (BAC.N) cũng bật đèn xanh cho các hợp đông tương lai Bitcoin và từ chối bình luận về chiến lược này.

Citigroup chuẩn bị gia nhập cuộc chơi trong thị trường tiền điện tử bằng việc xem xét smart-contract Bitcoin cho một vài tổ chức đầu tư.

Vào tháng 11/2021, Citigroup tìm cách tập trung phát triển tài sản số bao gồm ứng dụng công nghệ blockchain, CBDC và nhiều dịch vụ liên quan.

PNC Financial Services Group (PNC.N) cũng đang chờ sự đồng ý để chính thức tung ra dịch vụ giao dịch tiền điện tử cho tệp khách hàng thân quen của mình. Cùng chung suy nghĩ, Bank of America đã bắt đầu phạm vi nghiên cứu tài sản kỹ thuật số cho khách hàng vào tháng 10.

Zoe (Nguồn Reuters)

Exit mobile version