Các nghệ sĩ Việt tham gia vào thị trường NFT

Các nghệ sĩ Việt tham gia vào thị trường NFT

Thị trường NFT ở Việt Nam đang khá sôi động ở nhiều lĩnh vực, trong đó các nghệ sĩ Việt cũng tham gia khá đông đảo

Nghệ sĩ Việt rục rịch tham gia thị trường NFT

Rapper Binz kết hợp cùng Tuniver hồi trung tuần tháng 3, cho ra mắt bộ sưu tập NFT cho ca khúc mới “Don’t Break My Heart”. Anh phân chia bản quyền bài hát này thành các NFT với 4 hạng khác nhau, tương ứng với đó là 4 mức tỷ lệ chia sẻ bản quyền doanh thu.

Hiểu một cách khác, người sở hữu NFT của Binz sẽ được chia tiền từ doanh thu bản quyền bài hát. Không những vậy, họ còn được nhận các vật phẩm riêng cũng như các sự kiện giới hạn của rapper này.

Nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung đã trở thành nhạc sỹ Việt Nam đầu tiên phát hành NFT. Thông qua hợp tác với NFT5, tác giả của “Nhật ký của mẹ”, “Bay giữa ngân hà”, “Con đường mưa” đã chia quyền nhận thu nhập từ kênh Youtube 200.000 lượt theo dõi của mình thành các NFT.

Theo anh thì đó là “cổ phần hóa” kênh. Những ai mua NFT của nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung sẽ nhận doanh thu của kênh theo một tỷ lệ nhất định. Với kho hơn 300 bài hát về tình yêu, 300 bài hát thiếu nhi, 100 bài hát đa thể loại, anh kỳ vọng giới đầu tu sẽ bị thu hút bởi nguồn thu nhập thụ động và ổn định từ tiền tác quyền và kênh Youtube.

Sau hơn một năm nghiên cứu, siêu mẫu Vĩnh Thụy cũng chuẩn bị “lấn sân” NFT bằng bộ sưu tập “1988Dragon”. Có thể thấy, các nghệ sĩ Việt tham gia kiếm tiền, quảng bá tên tuổi thông qua NFT đã góp phần khiến cho thị trường này thêm sôi động. Trước đó, mảng game NFT đã phát triển và có tiếng vang trên thế giới.

NFT manh nha ở nhiều lĩnh vực

Tháng 11/2021, một báo cáo của Finder cho thấy, tỷ lệ người dùng Internet Việt Nam sở hữu NFT là 17,4%. Con số này cao hơn trung bình toàn cầu là 11,7%. Cũng theo báo cáo này, Việt Nam nằm trong top 5 thế giới về số người sở hữu nhiều NFT nhất.

Tương tự, Statista và Milieu thực hiện một khảo sát vào tháng 11/2021 cho biết, 68% người Việt Nam khi được hỏi tin rằng giá trị NFT sẽ tăng trong 5 năm nữa. Con số này lạc quan nhất trong số 6 nước họ tham gia khảo sát, gồm có Indonesia, Thái Lan, Philippines, Malaysia, Singapore.

Ở Việt Nam không chỉ các nghệ sĩ sôi nổi tham gia thị trường NFT, nó còn manh nha ở một số ngành như bất động sản, du lịch, nghỉ dưỡng.

Crystal Bay và Beowulf Blockchain hồi tháng 2 cho ra mắt nền tảng du lịch NFT, cho phép khách hàng mua bán trao đổi các đặt phòng. Nhà sáng lập kiêm CEO chuỗi Sanova Hotel chia sẻ về kế hoạch bắt tay với đối tác Hàn Quốc để làm NFT lĩnh vực khách sạn. Sanova đang sở hữu đội bóng rổ Thang Long Warriors (Chiến binh Thăng Long) và họ cũng đang ấp ủ ý tưởng làm NFT trong lĩnh vực thể thao.

Ông Nguyễn Trung Anh, Nhà sáng lập Cộng đồng MetaHub chia sẻ thông tin, một số công ty đang xây dựng những nhân vật có ảnh hưởng trên mạng xã hội (KOL) về NFT và mang đi đấu giá. Sau này, những nhân vật trên có thể xuất hiện ở thế giới Metaverse.

Hiểu về thị trường NFT

NFT là một chứng chỉ xác thực kỹ thuật số không thể sao chép, được lưu trữ trong một chuỗi khối (blockchain) và được sử dụng để đại diện cho quyền sở hữu các loại hàng hóa điện tử. Hồ sơ về quyền sở hữu luôn có sẵn, không thể được sửa đổi, đảm bảo rằng tại một thời điểm chỉ có một chủ sở hữu.

Chủ tịch Liên minh Chuyển đổi số DTS, Phó chủ tịch Hiệp hội Tư vấn Tài chính Việt Nam Trương Gia Bảo cho biết, NFT hiện phổ biến với hai dạng.

Thứ nhất, NFT dựa trên tài sản thực. Việc chia nhỏ tài sản bất động sản bằng blockchain là ví dụ điển hình. Các xác nhận sở hữu phần chia nhỏ đó chính là các NFT.

Thứ 2, NFT thuần tài sản kỹ thuật số (Digital Asset). Ví dụ: Vật phẩm trong các game blockchain, các tác phẩm nghệ thuật. Ngoài ra, nhiều người sản xuất ra các sản phẩm số, biến nó thành NFT để chứng thực quyền sở hữu chúng.

“Hiện còn có trào lưu là sau khi một bức tranh thực được biến thành NFT và đấu giá thành công, tác giả hủy bức tranh đó để NFT trở thành tài sản số duy nhất về tác phẩm đó”, ông Bảo

Chia sẻ tại buổi tọa đàm do Liên minh Blockchain Việt Nam (VBU) – một doanh nghiệp xã hội về blockchain hôm 19/4, ông Bảo cho biết, hiện có trào lưu hủy bức tranh sau khi chúng được biến thành NFT để tác phẩm đó trở thành tài sản số duy nhất.

Exit mobile version