Cách mới Trung Quốc áp dụng để cứu ngành bất động sản

Cách mới Trung Quốc áp dụng để cứu ngành địa ốc

Ngành bất động sản Trung Quốc chưa tìm thấy “ánh sáng” dù đã áp dụng các biện pháp nới lỏng, giảm lãi suất. Giới chức nước này buộc phải tìm cách khác.

Khuyến khích doanh nghiệp quốc doanh mua bất động sản từ chủ đầu tư

Securities Times đưa tin, một số chính quyền địa phương đã mua, hoặc khuyến khích những doanh nghiệp quốc doanh mua số lượng lớn căn hộ từ các chủ đầu tư nhằm vực dậy thị trường bất động sản đang trượt dài trong khủng hoảng.

Kế hoạch chính quyền thành phố Tô Châu (tỉnh Giang Tô) có kế hoạch mua khoảng 10.000 căn hộ. Trong khi đó, thành phố Tế Nam (tỉnh Sơn Đông) lại đang đề xuất mua 3.000 căn hộ để cho thuê.

Không chỉ vậy, Hồ Châu (tỉnh Chiết Giang) hồi tháng 8 cũng yêu cầu các doanh nghiệp quốc doanh mua nhà từ những chủ đầu tư đang gặp khó khăn.

32,5 triệu nhân dân tệ (tương đương 4,5 triệu USD) được chính quyền thành phố Thông Hoa (tỉnh Cát Lâm) sử dụng để mua nhà từ công ty bất động sản quốc doanh Poly.

Các doanh nghiệp quốc doanh cũng được một quận ở Tân Cương khuyến khích mua nhà với số lượng lớn, sau đó chuyển thành nhà ở giá rẻ.

Để vực dậy ngành công nghiệp bất động sản của mình, tại Trung Quốc, chính quyền các cấp đang đưa ra những biện pháp mới. Trong đó có cả việc cắt giảm lãi suất cùng với một loạt biện pháp nới lỏng trước đó. Tuy nhiên dường như các biện pháp này không khả quan khi không thể kích thích nhu cầu.

Nhiều doanh nghiệp bất động sản rơi vào cảnh phá sản, niềm tin của khách hàng bị bào mòn do cuộc khủng hoảng tiền mặt trong lĩnh vực này. Việc Bắc Kinh siết tín dụng để hạ nhiệt thị trường và giảm đòn bẩy chính là nguồn cơn của khủng hoảng, khiến các doanh nghiệp bất động sản gặp khó về dòng tiền.

Một số chủ đầu tư đã không thể hoàn thành dự án nhà ở để bàn giao cho khách dù rằng nhiều khách hàng đã trả tiền trước.

Trung Quốc hình thành làn sóng dừng trả nợ tạo sức ép

Là nhân viên của một công ty công nghệ, anh Li phải bỏ ra 1/3 lương để trả khoản vay thế chấp 4.000 nhân dân tệ/tháng để trả cho căn nhà đặt mua. Đáng tiếc, dự án nhà ở của anh do China Evergrande đầu tư tại Vũ Hán lại đang bị tạm dừng thi công. Chưa kể, lương của anh cũng bị công ty cắt giảm 25%.

Anh Li cùng với khoảng 5.000 người khác tham gia vào làn sóng dừng trả nợ. Mục đích là tạo sức ép lên tập đoàn bất động sản cũng như chính quyền địa phương. Làn sóng này cũng đang lan rộng. Theo cảnh báo của giới quan sát, nó có thể khiến rủi ro nợ xấu của hệ thống ngân hàng gia tăng, gây ra vòng xoáy nợ nần, khiến cuộc khủng hoảng tiền mặt của ngành bất động sản càng nghiêm trọng hơn.

Nhiều dự án nhà ở xây dựng dở dang.

Theo tính toán của nhà phân tích Kristy Hung đến từ Bloomberg Intelligence, các dự án nhà ở đang bị tạm dừng thi công có giá trị lên tới 4.700 tỷ nhân dân tệ. Có thể sẽ phải cần tới 1.400 tỷ nhân dân tệ (khoảng 1,3% GDP Trung Quốc) để hoàn thành những dự án này.

Ngoài ra, việc kinh tế Trung Quốc giảm tốc có thể khiến kế hoạch giảm đòn bẩy của Bắc Kinh gặp trở ngại. Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) mới đây công bố, năm nay, kinh tế Trung Quốc được dự báo tăng trưởng thấp hơn các quốc gia còn lại trong khu vực châu Á với mức tăng 3,3%.

Eric Zhu – chuyên gia kinh tế Trung Quốc tại Bloomberg Economics nhận định, Trung Quốc đang tăng cường hỗ trợ tiền tệ và hỗ trợ thị trường bất động sản chính là việc làm cấp bách nhất với minh chứng là việc cắt giảm lãi suất cơ bản của khoản vay 5 năm (ảnh hưởng trực tiếp tới lãi vay thế chấp) mạnh tay hơn lãi suất khoản vay một năm.

Exit mobile version