Thư viện crypto: Làm cách nào để phát hiện “bóng ma” lừa đảo deepfake?

Ai cũng có thể trở thành nạn nhân của Deepfake.

Nhịp độ thị trường và giao động trong biên độ ngắn không phải điều khiến các nhà đầu tư sợ hãi, điều họ sợ nhất chính là deepfake.

Top 5 mánh khóe lừa đảo phổ biến trên thị trường crypto 2022

Deepfake là gì?

Bất kỳ ai cũng có thể trở thành nạn nhân của Deepfake. Nó xuất hiện và “đâm thủng” tường lửa bảo vệ thế giới Internet.

Deepfake là sự kết hợp giữa “deep learning” và “fake”. Công nghệ này được xây dựng trên nền tảng machine learning mã nguồn mở của Google. Deepfake sẽ quét video và ảnh chân dung của một người sau đó hợp nhất với video riêng biệt nhờ AI và thay thế các chi tiết trên gương mặt như mắt, miệng, mũi với chuyển động gương mặt, giọng nói như thật. Càng có nhiều hình ảnh gốc thì AI càng có nhiều dữ liệu để học. Deepfake có thể gán khuôn mặt của người này sang người khác trong video với độ chân thực đến kinh ngạc.

Với việc công nghệ doppelganger ngày càng phát triển với độ chân thực video ngày càng cải tiến thì người dùng khó có thể phân biệt được đâu là người thực đang nói trước ống kính và đâu là video AI.

Giám đốc điều hành của Halborn – David Schwed nói với Cointelegraph rằng ngành công nghiệp tiền điện tử ngày càng trở thành tâm điểm của các vụ lừa đảo.

Các nhà đầu tư đang gánh chịu áp lực khá lớn trước việc phải xác minh tin nhắn video là đúng hay sai bởi họ đã được cảnh báo rằng trong năm 2023, các vụ lừa đảo “deepfake” sẽ xảy ra trong không gian tiền điện tử.

Điển hình về vụ lừa đảo giả mạo video là vào tháng 11, 1 video fake hình ảnh của Sam Bankman Fried trong 1 đoạn phỏng vấn cũ đã được cắt ghép vào 1 trình giọng nói fake link dẫn đến một website lừa đảo với nội dung “đầu tư để được nhân đôi số token”.

Bản chất giao dịch của thị trường tiền điện tử khá nhanh nên nhiều người tiếp cận nó theo suy nghĩ “bảo toàn tài sản”, điều này dẫn đến hệ lụy mọi người tìm kiếm thông tin để lấy lý do mua/bán tài sản, thậm chí bị cuốn vào các vụ lừa đảo deepfake mà không xem xét tính xác thực của nguồn tin và các đoạn video.  

Cách để phát hiện Deepfake

Tuy nhiên, theo Vlad Estoup, mặc dù công nghệ deepfake đang phát triển với tốc độ nhanh chóng, nhưng nó vẫn chưa thực sự tinh vi đến mức không thể phân biệt được với các video thực.

Phía Schwed gợi ý, có nhiều cách thức để phát hiện ra video AI giả mạo chính là đôi mắt. Nếu nhìn đối tượng chớp mắt khiên cưỡng thì đó có thể là một deepfake.

Trong các video fake, các đối tượng thường mở to mắt hơn bình thường, các lần chợp mắt đều là bản mô phỏng nên nhìn sẽ không tự nhiên. Bạn nên nghi ngờ video là deepfake nếu nhân vật trong khung hình trông méo mó khi họ quay sang một bên hoặc di chuyển phần đầu.

Vì deepfakes được khởi tạo bằng các tệp hình ảnh trên internet, tập trung vào các đặc điểm trên khuôn mặt hơn là toàn bộ cơ thể, bạn có thể dễ dàng phát hiện ra đặc điểm này đấy.

Chuyển động của nhân vật cũng thường bị giật khi chuyển từ khung hình qua khung hình khác.

Thứ 2 là đặt câu hỏi, để nhận diện người trong video là thật hay AI chính là đặt câu hỏi tình huống tức khắc để kiểm tra mức độ phản ứng, ví dụ bạn có thể đặt câu hỏi: “Tuần trước, chúng ta đã gặp nhau và ăn trưa ở nhà hàng nào”.

Thứ 3, hiện có nhiều phần mềm AI có thể phát hiện deepfakes.

Công nghệ blockchain cũng có thể tạo ra dấu vân tay kỹ thuật số cho video. Việc xác minh dựa trên blockchain có thể giúp thiết lập tính xác thực của video.

Với công nghệ này, khi video được tạo, nội dung được đăng ký vào hệ thống blockchain và không thể thay đổi. Nhờ đó, bạn có thể dễ dàng xác nhận liệu video là nguyên bản hay là kết quả của deepfake.

Năm 2021, Patrick Hillman – Giám đốc truyền thông của Binance đã tiết lộ một nhóm hacker đã lợi dụng hình ảnh của anh ấy để thực hiện một thương vụ lừa đảo.

Hillman nói rằng, nhóm tin tặc đã sử dụng hình ảnh của anh ấy trong các cuộc phỏng vấn trước đó cùng các hình ảnh trên TV để tạo ra deepfake và “đánh lừa một số thành viên tiền điện tử với thủ đoạn thông minh”.

Công ty bảo mật blockchain SlowMist đã lưu ý rằng, trong năm 2022, thị trường tiền điện tử chứng kiến 303 sự cố bảo mật blockchain, trong đó, 31,6% vụ việc lừa đảo, rugpull và các trò gian lận khác.

Nguồn Cointelgraph

Trader_Z

Các quan điểm và ý kiến ​​được thể hiện bởi tác giả, hoặc bất kỳ người nào được đề cập trong bài viết này, chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin và chúng không cấu thành lời khuyên về tài chính, đầu tư hoặc các lời khuyên khác.

Exit mobile version