RSI là gì? Cách xác định chỉ báo RSI cho giao dịch hiệu quả cao

RSI là gì? Cách xác định RSI cho giao dịch hiệu quả cao

Là một trong những chỉ số quan trọng trong hiệu suất giao dịch, bất kỳ trader nào cũng cần phải nắm rõ RSI và các vấn đề liên quan.

Chỉ báo RSI là gì?

Chỉ số RSI (Relative Strength Index) được J. Welles Wilder công bố lần đầu vào năm 1978, được hiểu cơ bản là chỉ số sức mạnh tương đối lực mua-bán, tăng lên-giảm xuống của một giá trị tài sản, chứng khoán mà nhiều nhà đầu tư áp dụng.

RSI sử dụng 1 tham số (14) để đo lường độ giao dịch. Dựa vào RSI từ 0 đến 100, là đồ thị di chuyển giữa 2 điểm cực trị, các nhà đầu tư có thể xác định được khi nào nên vào lệnh và khi nào stop-loss tài sản của mình (tiền điện tử, chứng khoán, forex, hàng hoá, giao dịch chỉ số….).

Công thức tính RSI

– RS = tổng tăng/tổng giảm hoặc RS = trung bình tăng/trung bình giảm

– RSI thường lấy tham số là 14 hay còn được hiển thị trên các đồ thị giao dịch là RSI 14.

Ý nghĩa của chỉ số RSI

RSI ở vùng 50: Dấu hiệu thị trường đi ngang, không có xu hướng.

Nếu chỉ báo RSI vượt ngưỡng 50 thì tài sản có kỳ vọng tăng giá (Bullish); Nếu chỉ báo RSI dưới ngưỡng 50 thì tài sản có kỳ vọng giảm giá (Bearish).

Đường RSI vượt 70: Đây là dấu hiệu của tài sản ở thị trường Overbought (Quá mua), nghĩa là sức mua quá ngưỡng thị trường, lúc này các nhà đầu tư có thể xả hàng để chốt lãi hoặc cân bằng giá. Vì sau đó, tài sản của bạn có thể sẽ trải qua một thời gian điều chỉnh giảm; Đường RSI dưới 70: Đây là dấu hiệu giá tài sản có thể giảm giá.

Đường RSI dưới 30: Đây là dấu hiệu của tài sản ở thị trường Oversold (Quá bán), nghĩa là thị trường chứng kiến bán tháo khiến giá tài sản xuống mức thấp hơn so với trung bình, lúc này các nhà đầu tư có thể tìm điểm mua phù hợp để đẩy giá tài sản lên, hoặc đơn giản chỉ là “mua đáy”; Thông thường, nhìn biểu đồ thấy chỉ báo RSI tăng từ dưới lên và vượt quá ngưỡng 30, đó là dấu hiệu của mã tài sản có thể tăng.

RSI chỉ đo lường sự thay đổi của giá chứ không phản ánh hết các yếu tố khác liên quan đến đầu tư.

Ngoài yếu tố này, các nhà đầu tư mới cần chú ý thêm đến khối lượng giao dịch, EMA 20,50,100, MACD, chỉ số phân kỳ âm/dương, Fibonacci,…để có thể xác định vị thế MUA hay BÁN của mình, từ đó sẽ tối ưu hóa được lợi nhuận.  

Xác định RSI cho giao dịch hiệu quả cao

Đặt lệnh BUY khi đường RSI cắt xuống dưới 30, hình thành đáy và sau đó quay lên cắt qua 30.

Đặt lệnh SELL khi đường RSI cắt lên trên 70, tạo thành đỉnh và sau đó quay xuống cắt qua 70.

Khi kết hợp với MACD. Đặt lệnh BUY khi SMA30 cắt lên SMA 100 và RSI > 50.

Exit Point (đặt điểm thoát lệnh) khi SMA30 cắt xuống SMA 100 và RSI < 30; BUY khi SMA30 cắt xuống SMA 100 và RSI < 50.

Stop-loss hoặc TP (take profit) khi MA30 cắt lên SMA 100 và RSI > 70.

Chỉ báo RSI phân kỳ là gì?

Phân kỳ âm: Giá tạo mức cao hơn, RSI tạo mức cao thấp hơn. Là tín hiệu nói rằng giá tài sản sẽ chuyển từ tăng giá sang giảm giá. Tại điểm này, các nhà đầu tư thường bán 50% tài sản để chấp nhận lãi hoặc ngừng MUA thêm tài sản.

Swing Rejections

Swing Rejections là điểm xuất hiện nhờ RSI từ vùng quá MUA sang quá BÁN. Thông thường vào thời điểm này, chỉ báo RSI rơi vào vùng dưới 30 sau đó vượt lên 30, các chỉ báo chứng minh rằng tài sản đang rơi xuống vùng giá thấp và không quay lại vùng quá BÁN nữa để tích lũy tăng phá vỡ đỉnh trước đó trong thời gian gần nhất.

Phân kỳ dương: Giá tạo mức thấp hơn, RSI tạo mức cao cao hơn. Là tính hiệu nói rằng giá tài sản đang ở mức đáy và chuẩn bị tăng dần. Tại thời điểm này, các nhà đầu tư thường sẽ ngừng BÁN để chờ thị trường điều chỉnh về RSI 50.  ngay bây giờ hoặc đợi cho đến khi thị trường điều chỉnh.

Trader_Z

Các quan điểm và ý kiến ​​được thể hiện bởi tác giả, hoặc bất kỳ người nào được đề cập trong bài viết này, chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin và chúng không cấu thành lời khuyên về tài chính, đầu tư hoặc các lời khuyên khác.

Exit mobile version