Cái chết của tiền điện tử trên đất Mỹ 

Nhà đầu tư công nghệ và tỷ phú Chamath Palihapitiya mạnh dạn phát biểu rằng “tiền điện tử đang chết mòn trên đất Mỹ”.

Các cơ quan quản lý tại Mỹ đang bóp nghẹt ngành công nghiệp tiền mã hóa đến mức hấp hối. 

Thành viên Hạ viện Mỹ Warren Davidson nói rằng sẽ sa thải Chủ tịch SEC Gary Gensler

Thời kỳ gian khó của tiền mã hóa

Nhà đầu tư công nghệ và tỷ phú Chamath Palihapitiya mạnh dạn phát biểu rằng “tiền điện tử đang chết mòn trên đất Mỹ”. Bình luận này của Palihapitiya đưa ra sau khi biết tin sàn giao dịch tiền điện tử Coinbase hiện đang xem xét để rời khỏi Mỹ. 

Chamath Palihapitiya nhấn mạnh: “Tiền điện tử đã chết trên đất Mỹ. Điều tôi muốn nói là bây giờ bạn hay Gary Gensler cố gắng đổ lỗi khủng hoảng ngân hàng là do tiền điện tử, bởi vậy chính quyền Mỹ đã chĩa nòng súng về phía crypto”. 

Palihapitiya nói rằng Mỹ có thể đã đưa tiền điện tử vào danh sách những điều đe dọa tới nền tài chính. Ông lập luận: “Công bằng mà nói, crypto đã vượt qua ranh giới của nền kinh tế”.

Nhiều cá nhân đang phải trả giá vì đã dung túng cho việc làm tồi tệ của FTX, nhiều công ty trong ngành (thậm chí nổi tiếng) phải hứng chịu liên đới. Điều này khiến uy tín của ngành chịu ảnh hưởng. 

Tài sản của SBF đã mất 16 tỷ USD sau sự sụp đổ của đế chế huyền thoại FTX.

Có lẽ Mỹ đang cố gắng loại bỏ cuộc chơi tiền điện tử ra khỏi lãnh địa tài chính kinh tế vì nó có thể đe dọa tới vị thế của đồng USD Mỹ. David Sacks cho hay: “Tôi thấy rằng, không phải ngẫu nhiên mà bạn đang thấy mọi nỗi lo về USD hóa diễn ra cùng lúc với cuộc đàn áp tiền điện tử”.

Nhưng việc này sẽ tác động xấu tới sự đổi mới công nghệ của Mỹ trong tương lai. 

Ủy viên SEC Hester Peirce chỉ trích các sửa đổi mới, cô cho rằng, đó là một sự “đình trệ, tập trung hóa” tiền điện tử. Theo Peirce: “Thay vì chấp nhận như cách chúng ta đã làm trong quá khứ, chúng tôi đã đề xuất việc chấp nhận tình trạng lỗi thời, tập trung hóa, chào đón sự tuyệt chủng của công nghệ mới…”.

Một số nhà bình luận khác nói những gì đang xảy ra với thị trường tiền điện tử như “Operation Choke Point 2.0”.

Đây là một sáng kiến ​​của chính phủ Mỹ năm 2013 nhằm cắt đứt quan hệ giữa các ngành không mong muốn với lĩnh vực ngân hàng được điều phối bởi Cục Dự trữ Liên bang (FED), Ủy ban Chứng khoán và giao dịch Mỹ (SEC), Văn phòng Tổng kiểm toán tiền tệ (OCC) cùng với Quốc hội Mỹ.

Sự sụp đổ của thị trường tiền điện tử và ngân hàng đã trở thành lý do khiến chính quyền ông Biden tạo ra một rào cản lớn ngăn chặn sự hợp tác giữa ngân hàng và ngành công nghiệp tiền điện tử, bí mật lên kế hoạch đàn áp tiền điện tử trên diện rộng. 

Palihapitiya không khỏi lo lắng khi nhắc tới Coinbase – nền tảng giao dịch tài sản kỹ thuật số tuân thủ đúng luật chơi đã không nhận được bất kỳ một quy định nào rõ ràng trong cuộc chơi này. 

Vào tháng 3, SEC đã “tung” Notice Wells tới Coinbase ám chỉ Coinbase vi phạm luật chứng khoán. Brian Armstrong – Giám đốc điều hành của Coinbase cho biết họ sẽ sẵn sàng khởi kiện bất kỳ lúc nào.

Sàn giao dịch này từng dành 9 tháng để gặp đại diện của SEC 30 lần, nhưng không nhận được sự hợp tác như mong muốn.

Không chỉ Coinbase, Binance cũng trở thành nạn nhân gần nhất của những sức ép và căng thẳng không cần thiết mà ngành crypto đang hứng chịu thời gian qua. Đây chưa bao giờ là cuộc chiến chính trị giữa những phe cánh mà suy cho cùng chỉ là mâu thuẫn giữa phi tập trung và tập trung. 

Nguồn Cointelegraph

Trader_Z

Các quan điểm và ý kiến ​​được thể hiện bởi tác giả, hoặc bất kỳ người nào được đề cập trong bài viết này, chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin và chúng không cấu thành lời khuyên về tài chính, đầu tư hoặc các lời khuyên khác.

Exit mobile version