Tín hiệu cho thấy căng thẳng chuỗi cung ứng toàn cầu sắp giảm bớt

Áp lực chuỗi cung ứng toàn cầu sẽ giảm đi trong thời gian tới

Áp lực chuỗi cung ứng toàn cầu sẽ giảm đi trong thời gian tới

Trong nửa cuối năm 2020, áp lực chuỗi cung ứng toàn cầu từng giảm xuống gần mức bình thường, nhưng nhanh chóng tăng trở lại do đợt bùng phát mới của dịch bệnh, thậm chí đạt mức cao nhất.

Chỉ số áp lực chuỗi cung ứng toàn cầu (GSCPI) cho thấy căng thẳng chuỗi cung ứng khiến thế giới chao đảo trong hai năm qua có thể sắp đạt đến đỉnh điểm.

Ngày 4/1, Fed đã công bố chỉ số áp lực chuỗi cung ứng toàn cầu, chỉ số này tích hợp nhiều thước đo phổ biến, ghi lại áp lực lên chuỗi cung ứng kể từ năm 1997 phải gánh chịu, và hiệu suất gần đây của chỉ số này dường như chỉ ra rằng áp lực chuỗi cung ứng toàn cầu sắp đạt đến điểm uốn.

Trong quá khứ, chỉ số này luôn dao động quanh mức trung bình, nhưng một số sự kiện cũng đã khiến chỉ số này tăng vọt: ví dụ như trận động đất ở Nhật Bản năm 2011 và lũ lụt ở Thái Lan đã ảnh hưởng đến nền sản xuất công nghiệp, chuỗi công nghiệp ô tô và điện tử toàn cầu, dẫn đến chỉ số tăng mạnh.

Độ lệch chuẩn của chỉ số GSCPI so với giá trị trung bình. Nguồn: Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tại New York

Tuy nhiên, mức đỉnh của GSCPI trong các sự kiện nêu trên vẫn còn thấp so với tình hình kể từ đợt bùng phát dịch bệnh mới.

“Việc chỉ số GSCPI có liên quan chặt chẽ đến các sự kiện được nói đến trên đây, nhưng tất cả các sự kiện đó đều không thấm gì nếu so với tính từ khi đại dịch COVID-19 bắt đầu.”

Vào đầu đại dịch, khi các quốc gia bắt đầu thực hiện các đợt đóng cửa, GSCPI đã tăng vọt. Khi sản xuất toàn cầu bắt đầu hồi phục trở lại vào mùa hè năm 2020, chỉ số này đã giảm trong một thời gian. Tuy nhiên, trong giai đoạn bùng phát trở lại của đại dịch mùa đông năm 2020 và giai đoạn phục hồi sau đó, chỉ số này đã tăng mạnh trở lại và áp lực nguồn cung toàn cầu cao hơn khoảng 4,5 độ lệch chuẩn so với mức bình thường – một mức cực đoan chưa từng thấy kể từ năm 1997.

Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu của Fed ở New York do các nhà kinh tế Gianluca Benigno và Julian di Giovanni dẫn đầu khẳng định:

“Hiệu suất gần đây của GSCPI dường như cho thấy rằng mặc dù áp lực chuỗi cung ứng toàn cầu vẫn ở mức cao trong lịch sử, nhưng nó đã đạt đỉnh và có thể bắt đầu giảm bớt trong tương lai.”

CNBC cho rằng dự đoán này có thể là tin tốt cho chính quyền Biden. Trong nhiều tháng gần đây, chính quyền ông Biden đã bận rộn dập tắt những lo ngại của công chúng về việc giá thực phẩm và năng lượng tăng vọt do các vấn đề của chuỗi cung ứng gây ra. Việc tăng giá nhiều mặt hàng, từ sữa đến ô tô, đã khiến chỉ số giá tiêu dùng tháng 11/2021 tăng 6,8% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt mức cao nhất kể từ năm 1982.

Trong một cuộc thăm dò gần đây do CNBC và Change Research công bố, 60% người Mỹ được hỏi cho biết họ không tán thành cách tiếp cận của Biden đối với các vấn đề kinh tế và tỷ lệ chấp thuận giảm 6 điểm phần trăm so với tháng 9. Khoảng 72% người không tán thành cách xử lý giá cả hàng hóa của ông, và 66% người không tán thành nỗ lực tăng thu nhập của ông.

Exit mobile version