Đức đối mặt với cơn ác mộng suy thoái kinh tế bởi khủng hoảng năng lượng

Giá xăng đạt mức kỷ lục gây thêm sự căng thẳng trong nền kinh tế Đức.

Nếu nguồn cung khí đốt từ Nga ngưng trệ, Đức sẽ là quốc gia đầu tiên đối diện với tình trạng chậm tăng trưởng, đẩy nền kinh tế đầu tàu châu Âu rơi vào suy thoái trong năm 2023.

Nỗi sợ thảm họa khí đốt

Các nước thuộc Liên minh châu Âu đã lên kế hoạch đối phố với cuộc khủng hoảng nguồn cung kể từ khi xung đột giữa Nga và Ukraine có dấu hiệu leo thang. Mối quan ngại năng lượng được đặt vào “bàn tròn” kinh tế giữa Moscow và phương Tây.

Từ trước nay, EU phụ thuộc 40% lượng khí đốt nhập khẩu từ Nga, con số này với Đức là 55%. Để đối phó tạm thời khi các van khí đốt khóa chốt, nhiều quốc gia EU đã phải tạm hoãn kế hoạch dỡ bỏ các hạn chế đối với sản xuất nhiệt điện than.

Một nhà máy nhiệt điện ở Garzweiler, Đức.

Giá xăng, dầu đạt đỉnh khiến tình trạng lạm phát trở nên tồi tệ, đặt lên vai các nhà hoạch định chính sách 1 thách thức lớn – cố gắng đưa châu Âu thoát khỏi cơn bão kinh tế.

Hiệp hội BDI của Đức đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2022 xuống 1,5% thay vì 3,5% như trước đó. Đơn vị này cũng cho biết thêm việc ngừng nhập khẩu khí đốt-năng lượng từ Nga sẽ khiến nền kinh tế đầu tàu châu Âu rơi vào suy thoái trong năm 2023.  

Các viện kinh tế trên còn tính toán thêm rằng việc đóng băng nguồn cung khí đốt từ Nga sẽ khiến GDP Đức của cả năm 2022 và năm 2023 thiệt hại khoảng 220 tỷ euro (238 tỷ USD), tức là hơn 6,5% sản lượng kinh tế hằng năm.

Vận tốc lưu chuyển khí đốt từ Nga bơm qua đường ống Ukraine đã giảm. Đường ống Nord Stream 1 cung cấp khí đốt cho Đức chỉ đang hoạt động với 40% công suất.

Đại sứ Nga tại Liên minh châu Âu – Vladimir Chizhov đã phát đi cảnh báo nước Đức sẽ hứng chịu “thảm họa khí đốt” khi các tua-bin nén khí chậm trễ bàn giao do lệnh trừng phạt nhắm vào Nga, khiến đường ống Nord Stream có thể ngừng hoạt động.

Chính phủ các nước EU cáo buộc Nga sử dụng năng lượng làm vũ khí chính trị.

Moscow nói rằng các lệnh trừng phạt của phương Tây là điều cản trở dòng chảy khí đốt của nước này đến châu Âu. Giá khí đốt ở châu Âu đang giao dịch quanh mức 126 euro (133 USD)/MWh, con số này tăng hơn 300% so với năm ngoái nhưng đã thấp hơn mức đỉnh của năm nay là 335 euro.

Vấn đề chung của toàn EU

Nguồn cung khí đốt cho EU đang phụ thuộc vào Nga.

Các quốc gia khác (không bao gồm Italy, Áo, Đan Mạch, Đức và Hà Lan) đã phát cảnh báo về nguồn cung khí đốt, kích hoạt các phương án dự phòng nhằm đối phó với khủng hoảng khí đốt, đặc biệt vào mùa đông năm nay khu nhu cầu sử dụng khí đốt nhiều hơn bao giờ hết.

Những quốc gia phát cảnh báo cũng có thể phải phân chia hạn chế nguồn cung.

Châu Âu chắc chắn không muốn bước vào mùa đông lạnh lẽo, cơ quan khí đốt Bundesnetzagentur của Đức đang khuyến khích các nhà sản xuất tiêu thụ khí đốt một cách tiết kiệm.

Klaus Mueller – người đứng đầu Bundesnetzagentur cho biết, còn quá sớm để phát đi thông báo khẩn cấp về sự khủng hoảng.

Châu Âu đang thiếu cơ sở hạ tầng để đáp ứng các yêu cầu từ khí thiên nhiên hóa lỏng LNG mặc dù đây là mặt hàng đang thu hút sự chú ý. Họ đang tìm thêm nguồn cung từ các đường ống ở các nhà sản xuất Na Uy hoặc quốc gia khác, bao gồm Azerbaijan, nhưng hầu hết các nhà sản xuất đều không có phương án khả th.

Thụy Điển đã phát cảnh báo về nguồn cung khí đốt. Thụy Điển là quốc gia phụ thuộc vào nguồn cung cấp khí đốt từ Đan Mạch. Điều đáng buồn, dự trữ khí đốt tại Đan Mạch đã đầy tới 75%.

Xuất khẩu khí đốt rất quan trọng với nền kinh tế Nga, nhưng việc giảm nguồn cung không khiến Moskva bị tổn thương, trái lại giúp thu về nhiều tiền hơn từ giá năng lượng tăng. Một số quan chức và giám đốc điều hành Nga không che giấu niềm vui của họ.

Exit mobile version