Thư viện crypto: CC0 NFT là gì? Tại sao CC0 lại quan trọng trong ngành công nghiệp NFT

Tại sao CC0 lại quan trọng trong ngành công nghiệp NFT

Trong không gian NFT, bất kỳ ai cũng có thể sử dụng toàn quyền các NFT gốc mà không phải chịu bất kỳ hậu quả nào. Đó chính là ý nghĩa của CC0 NFT.

Tản mạn về Crypto Art – sự sáng tạo đòi hỏi ở nghệ sĩ lòng dũng cảm

Mặc dù thị trường NFT đã chứng minh được điểm mạnh của mình trong thị trường đầu tư, song mọi thứ vẫn đang ở những bước khởi đầu nên không tránh khỏi nhiều quan niệm sai xung quanh ngành công nghiệp này.

Một trong những điều khiến nhiều người nhầm lẫn chính là CC0 NFT. Tại sao nhiều người sở hữu NFT lại chọn cách không độc chiếm sản phẩm nghệ thuật của mình và đưa nó cho cộng đồng trong khi “bản quyền” là một trong những điểm được nhấn mạnh mỗi khi chúng ta nói về NFT.

CC0 NFT là gì?

CC0 (Creative Commons Zero) là một giấy phép bản quyền công khai. Nghĩa là tác giả của các sản phẩm đã từ bỏ quyền sở hữu trí tuệ tác giả hoặc bất kì quyền liên quan nào tới những sản phẩm này để trao nó lại cho công chúng. Công chúng sẽ có quyền tạo ra nhiều tác phẩm phái sinh từ tác phẩm gốc  mà không phải gánh chịu bất kỳ hậu quả pháp lý nào.

Điều đó đồng nghĩa với việc, công chúng có toàn quyền sử dụng hoặc chế tác lại những sản phẩm gốc này mà không cần xin phép hoặc chia lợi nhuận với tác giả gốc. Có nhiều bộ sưu tập NFT sử dụng CCO như Nouns, CrypToadz, Blitmap, Bored Ape Club, Moonbirds,…

Từ bỏ quyền sở hữu một sản phẩm vốn thuộc về mình? Nghe có vẻ vô lý nhưng thực chất, nhiều chủ sở hữu NFT tin rằng các bộ sưu tập kỹ thuật số sẽ tồn tại lâu hơn khi qua bàn tay và trí tưởng tượng bất tận của cộng đồng. Đó chính là con đường để khiến các tác phẩm NFT phái sinh có giá trị hơn ban đầu theo cấp số nhân.

Các tác giả mong muốn tác phẩm NFT của họ được phổ biến rộng rãi theo cấp số nhân, điều này ảnh hưởng đến khối lượng giao dịch và cơ hội nhận được nhiều lợi nhuận hơn.

Có một sự thật cần phải được thừa nhận trong thị trường NFT: Thực ra, bản quyền không quan trọng đến thế.

CC0 NFT hoạt động như thế nào?

NFT là một tài sản hoạt động trên blockchain, các NFT tồn tại độc lập, độc nhất vô nhị và không có bản sao.

Những người không quan tâm đến NFT sẽ lầm lẫn về bản quyền, quyền sở hữu bởi họ đã quá quen với việc gắn nó trong các sản phẩm vật lý, còn NFT thì tồn tại trong không gian số.

Cộng đồng NFT liên tục đẩy mạnh giá trị và tăng giá NFT bằng cách cấp cho chủ sở hữu NFT các đặc quyền ưu tiên. Đây là “tiện ích”, trên thực tế, quyền sở hữu NFT nằm ở giá trị tài sản. Nghĩa là tác giả gốc của nó thu về bao nhiêu lợi nhuận từ những giao dịch sang tay.

Hiểu đơn giản, khi một ai đó mua NFT, quyền sở hữu và mọi thông tin sẽ được lưu lại trên blockchain. Khi bạn mua CC0 NFT nghĩa là bạn có thể chia sẻ tác phẩm của mình với bất kỳ ai, bất kỳ mục đích nào.

Các dự án NFT đang có xu hướng đi theo con đường “CC0” hóa. Ví dụ: Yuga Labs có được giấy phép CC0 đối với CryptoPunks NFT. Bất kỳ ai mua NFT CryptoPunks đều có thể sử dụng nó tùy ý.

Bản quyền là một vấn đề nhạy cảm trong quan niệm truyền thống. Song không có nghĩa trong không gian NFT không tồn tại bản quyền – bản quyền sáng tạo nghệ thuật.

Mặc dù những người sáng tạp NFT cho phép cộng đồng sử dụng miễn phí tác phẩm của mình, nhưng không có nghĩa là tác giả gốc không nhận được tiền bản quyền, thậm chí họ còn được hưởng lợi nhuận từ những khoản thu khác.

Việc tạo ra NFT cần phải dựa vào một tác phẩm gốc, nhưng việc tạo ra “nhiều phiên bản độc nhất” từ cùng một tài nguyên là điều hoàn toàn có thể.

Chúng ta vẫn có thể biết được đâu là tác giả tạo nên bản gốc vì thông tin được lưu trữ vĩnh viễn trên blockchain và không ai chỉnh sửa được.

Tuy nhiên CC0 NFT tồn tại nhiều nhược điểm.

Thứ nhất là tính thiếu kiểm soát. Bạn có thể sử dụng tác phẩm của người khác theo cách bạn muốn. Đấy chính là điểm trừ, bởi tác giả bản gốc sẽ không thể kiểm soát được tác phẩm của mình được sử dụng cho mục đích gì.

Thứ 2, để so sánh, các NFT có bản quyền thương mại hạn chế việc những người sở hữu NFT sử dụng tùy tiện.

Thứ 3, việc sao chép lại NFT gốc có thể dẫn đến những thế hệ tác phẩm chất lượng thấp, vì bất kỳ ai cũng có thể tạo CC0 NFT mà không cần quan tâm đến tác quyền. Thị trường NFT sẽ không còn chất lượng mà bị hòa trộn và lu mờ hình ảnh dự án ban đầu.

Giống như một câu chuyện, nếu như có quá nhiều người thêm thắt vào có những cái kết khác nhau thì câu chuyện ban đầu sẽ không còn giá trị nữa.

Trader_Z

Các quan điểm và ý kiến ​​được thể hiện bởi tác giả, hoặc bất kỳ người nào được đề cập trong bài viết này, chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin và chúng không cấu thành lời khuyên về tài chính, đầu tư hoặc các lời khuyên khác.

Exit mobile version