CEO Coinbase lên tiếng bảo vệ sự tự do của DeFi

CEO Coinbase: Cơ quan quản lý nên để DeFi được yên

CEO của sàn Coinbase Brian Armstrong kêu gọi cơ quan quản lý nên chuyển trọng tâm sang các công ty crypto tập trung và để DeFi được tự do.

Ngoài Binance, mối lo ngại lớn nhất về tiền điện tử thuộc về USDT

Trong một bài viết ngày 19/12, “người hùng” của Coinbase là CEO Brian Armstrong đã nêu quan điểm mới nhất của mình về việc điều chỉnh các nền tảng crypto tập trung, trong khi vẫn duy trì sự đổi mới trong thị trường phi tập trung. 

“Trước tiên, tốt nhất là hãy tạo ra sự rõ ràng về các quy định đối với sàn giao dịch và đơn vị phát hành stablecoin bởi vì đây là những nơi tiềm ẩn nguy cơ rủi ro nhiều nhất. Ngoài ra, hãy để DeFi được tự do phát triển”.

Kể từ sau sự sụp đổ của đế chế FTX dưới quyền Sam Bankman Fried, việc điều chỉnh và xây dựng khung pháp lý cho ngành tiền mã hóa luôn là vấn đề ưu tiên trong chương trình nghị sự của các nhà hoạch định chính sách.

Tương tự FTX, Coinbase cũng là một sàn giao dịch tập trung và là doanh nghiệp crypto đầu tiên được niêm yết trên sàn chứng khoán Mỹ, đặt dưới sự quản lý của Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ (SEC). 

CEO Coinbase nói gì về việc siết chặt thị trường tiền điện tử

Các ví tự lưu ký (self-custodial) nên được quy định và liệt vào công ty phần mềm hơn là dịch vụ tài chính vì bản thân họ không sở hữu tiền của khách hàng. Ông Armstrong lưu ý thêm:

“Điều chỉnh các đơn vị phát hành stablecoin là một khởi đầu đáng cân nhắc, bởi vì việc này đang nhận nhiều sự quan tâm rộng rãi ở DC. Chúng ta không cần phải làm bất cứ điều gì phức tạp, stablecoin có thể được quản lý dưới đạo luật dịch vụ tài chính tiêu chuẩn.”

Bằng cách kế thừa các điều kiện pháp lý từ dịch vụ tài chính truyền thống, Armstrong ước tính luật stablecoin có thể được thông qua vào nửa đầu năm 2023. Cơ quan quản lý từ đó sẽ có thêm thời gian cho các nhiệm vụ thách thức hơn, điển hình là việc phân định tài sản kỹ thuật số nào là chứng khoán hay hàng hóa.

“Vai trò của cơ quan quản lý tài chính nên được giới hạn ở những tổ chức tập trung trong thị trường tiền mã hóa, bởi các tổ chức này cần công khai nhiều thông tin và minh bạch hơn. Trong khi đó, tính minh bạch là quy định bắt buộc trong môi trường on-chain.”

Cũng trong năm nay, Coinbase đã nhận được 12.320 yêu cầu thực thi pháp luật, tính đến ngày 30/06, tăng 66% so với cùng kỳ. Sàn giao dịch phục vụ hơn 108 triệu khách hàng toàn cầu thường xuyên xử lý và phản hồi yêu cầu liên quan đến các vấn đề dân sự đến hình sự…

Đầu tháng này, Coinbase ước tính giảm doanh thu tối thiểu 50% so với 2021, do ảnh hưởng từ bối cảnh tổng thể và tổn thất mà thảm họa FTX để lại. Giá cổ phiếu của sàn giao dịch crypto lớn nhất nước Mỹ cũng liên tục lập đáy trong năm qua. 

ViMoney tổng hợp

Các quan điểm và ý kiến ​​được thể hiện bởi tác giả, hoặc bất kỳ người nào được đề cập trong bài viết này, chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin và chúng không cấu thành lời khuyên về tài chính, đầu tư hoặc các lời khuyên khác.

Exit mobile version