CEO Telegram đề xuất NFT hóa tên người dùng. Đây được cho là “chút hương vị Web3” mà Pavel Durov lấy cảm hứng từ sự kiện đấu giá tên miền TON.
CEO Telegram và đề xuất “NFT hóa” tên người dùng
Theo tin nhắn gửi đến Durov’s Channel vào ngày hôm qua (23/8), Giám đốc điều hành của Telegram – Pavel Durov đã đề xuất “NFT hóa” tên người dùng (username), cùng với đó là phát hành marketplace để giao dịch chúng.
Sự kiện đấu giá tên miền của The Open Network (TON) – blockchain đã từng thuộc về Telegram đã truyền cảm hứng để CEO Telegram đưa ra ý tưởng trên. Trong tin nhắn, anh đã bày tỏ sự ấn tượng của mình trước bởi cuộc đấu giá thành công tên miền/ví TON gần đây.
Được biết hồi cuối tháng 7 (30/7), dự án này đã mở đấu giá hơn 2.000 tên miền. Mỗi giao dịch có mức giá 1,29 USD tính tại thời điểm viết bài. Cuộc đấu giá này đã thu về 2.392.002 Toncoin, tương đương với nó là khoảng 3 triệu USD.
Theo lập luận của CEO Telegram: “Nếu TON đã đạt được những kết quả như vậy, hãy tưởng tượng Telegram với 700 triệu người dùng có thể thành công như thế nào nếu chúng tôi mang tên người dùng, liên kết group và channel lên kênh đấu giá.
Các yếu tố khác của hệ sinh thái Telegram, như các kênh, nhãn dán hoặc biểu tượng cảm xúc, sau này cũng có thể trở thành một phần của marketplace này.”
Theo gợi ý của Durov, Telegram có thể thực hiện khai thác công nghệ tương tự, tung ra một thị trường mới có thể dùng để mua bán các địa chỉ t.me hấp dẫn như @storm hoặc @royal cùng với tất cả các tên người dùng gồm bốn chữ cái.
Durov cho rằng, nền tảng mới sẽ giúp các chủ sở hữu username sử dụng các giao dịch được bảo vệ để chuyển nhượng chúng cho người khác. Quyền sở hữu sẽ được bảo đảm trên blockchain, thông qua hợp đồng thông minh giống NFT.
Và tất nhiên, vị CEO này cũng “buông” một câu kết luận khá gợi mở: “Hãy xem xét thử liệu chúng ta có nên thêm một chút Web3 vào Telegram trong những tuần tới hay không”.
Có gì ở dự án TON?
Telegram đã chung tay thành lập TON vào năm 2013. Nhưng vào tháng 06/2020, theo thỏa thuận với Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ (SEC), quyền kiểm soát blockchain đã được bàn giao cho cộng đồng The Open Network. Telegram năm ấy bị cáo buộc rằng giao dịch chứng khoán chưa đăng ký với giá 1,7 tỷ USD dưới dạng token GRAM.
Bị xử thua, Durov sau đó đã rời khỏi dự án và tập trung vào việc phát triển Telegram. Còn TON Foundation kể từ đó đã đứng ra để hồi sinh Toncoin, tách biệt hoàn toàn với Telegram, dù vẫn nhận được sự chứng thực của CEO Pavel Durov.
Tháng trước, TON Foundation đã lập thành công hai quỹ phát triển hệ sinh thái, trong đó có hệ sinh thái 250 triệu USD được lập vào tháng 4 và hệ sinh thái 90 triệu USD vào tháng 7. Toncoin sau đó được tích hợp vào bot @wallet trên Telegram, người dùng có thể gửi và nhận TON ở ứng dụng này.
Đồng TON cuối cùng đã được “tìm thấy” mới đây và Toncoin thì chính thức chuyển mình lên cơ chế Proof-of-Stake. Theo CoinMarketCap, ngay sau khi tin tức trên công bố, TON tăng nóng 17% và đang được giao dịch quanh mốc 1,34 USD.