Châu Âu tìm lối thoát trong cơn khủng hoảng du lịch

Các hãng hàng không đang phải đối diện với cơn ác mộng chạy đua để bổ sung hàng ngàn nhân sự.

Đình công, thiếu nhân sự buộc các hãng hàng không phải hủy bỏ hàng chục chuyến bay đối diện với cơn ác mộng khủng hoảng du lịch.

Khủng hoảng du lịch ở châu Âu

Sau 21 năm gắn bó tại Air France (AIRF.PA), Karim Djeffal đã quyết tâm rời bỏ công việc của mình để chuyển hướng sang lĩnh vực mới – trở thành huấn luyện viên cá nhân.

Chuyên viên 41 tuổi nói: “Nếu công việc mới không thành công, tôi sẽ quay trở lại ngành hàng không”. Djeffal chia sẻ, trước kia, công việc của anh thường bắt đầu từ 4 giờ sáng và kết thúc vào lúc 12 giờ đêm. Điều này khiến Djeffal vô cùng mệt mỏi.  

Các hãng hàng không đang phải đối diện với cơn ác mộng chạy đua để bổ sung hàng ngàn nhân sự nhằm phục vụ nhu cầu “du lịch trả đũa” nhằm bù lại những gì đã mất do thảm họa Covid-19.

Tuy nhiên, mùa hè là thời gian cao điểm, các hãng bay không đủ thời gian để tuyển đủ nhân lực, họ đành hủy bỏ một vài chuyến bay và khiến khách hàng phải chờ đợi để được bay lâu hơn so với mức thông thường.

Nhu cầu du lịch phát triển mạnh hơn tại châu Âu – đặc biệt trong những tháng hè.

Sau 2 năm, ngành du lịch phục hồi – nhất là ở khu vực châu Âu. Tuy nhiên, điều quan ngại, tình trạng thiếu lao động và các cuộc đình công đang gây ra một mớ hỗn loạn ở London, Amsterdam, Paris, Rome và Frankfurt.

Các hãng hàng không giá rẻ phải “ngậm ngùi” hủy hàng trăm chuyến bay mùa hè. Các hãng bay ở Anh thông báo họ buộc phải cắt giảm các mảng dịch vụ để dành người ở các vị trí kiểm soát không lưu và phi hành đoàn.

Đình công – lương thưởng – việc làm

Nhân viên sân bay Paris-Charles de Gaulle tập trung bên ngoài nhà ga quốc tế tham gia biểu tình tăng lương, phản đối mức lương thấp.

Ngành hàng không đã mất 2,3 triệu việc trong thời kỳ đại dịch hoành hành. Nhân sự quay trở lại với các hãng hàng không đã giảm đáng kể bởi họ bị thu hút từ các ngành nghề kinh doanh khác có lợi nhuận tốt hơn.

Chuyên gia kinh tế Rico Luman thuộc ING cho biết: “Có nhiều lựa chọn công việc hơn và ngày càng có nhiều sự thay thế tốt hơn. Tình trạng thiếu hụt nhân lực hàng không sẽ còn tiếp diễn, sẽ có ít người trẻ thỏa hiệp với việc thay thế công việc”.

“Ngay cả khi sự suy thoái kinh tế xảy ra, thị trường lao động sẽ tiếp tục thắt chặt ít nhất đến hết năm nay”, Rico Luman nhấn mạnh.

Kể từ sau khi đại dịch Covid-19 quét sạch thành quả của trước đó, ngành hàng không chứng kiến việc các nhân sự bay, nhân viên vận chuyển hành lý, phi công, tiếp viên hàng không cầu tăng lương cùng với điều kiện làm việc tốt hơn.

Nhiều hãng bay đồng ý tăng từ 4-6% mức lương nhằm tránh xung đột tuyển dụng. Các sân bay ở Đức, Pháp, Tây Ban Nha và Hà Lan đã tung ra các đặc quyền tăng lương – thưởng cho tiếp viên hàng không và phi hành đoàn.

Marie Marivel, 56 tuổi, nhân viên điều hành an ninh hàng không tại CDG có mức lương khoảng 1.800 euro/tháng sau thuế bày tỏ rằng các nhân viên đang phải làm việc quá sức do tình trạng thiếu hụt lao động.

Anne Rigail, giám đốc điều hành chi nhánh hãng bay Air France cho biết tình hình ở Pháp đang dần ổn định.

Ở Hà Lan – đất nước có tỷ lệ thất nghiệp thấp hơn nhiều ở mức 3,3% chứng kiến cảnh các hãng hàng không “khóc than” vì chứng kiến hàng trăm chuyến bay bị hủy, những chuyến bay khác báo “delay” bởi thiếu nhân lực bay.

Mặc dù các hãng hàng không tăng mức thưởng 5,25 euro/giờ cho 15.000 công nhân trong lĩnh vực an ninh những tình trạng thiếu lao động vẫn ở mức báo động.

Các nhà phân tích cho rằng việc siết chặt lao động sẽ cản trở các hãng bay, và còn khá sớm để khẳng định rằng ngành hàng không có nên thay đổi lại mô hình chi phí, mức giá hay không – nhất là khi giá năng lượng đã tăng hơn 30% so với trước.

Exit mobile version