Châu Âu trở thành “thủ phủ” mới của tiền mã hóa

Châu Âu trở thành “thủ phủ” mới của tiền mã hóa

Châu Âu chính thức trở thành “thủ phủ” mới của tiền mã hóa, mở ra kỷ nguyên mới trong các giao dịch tài chính phi tập trung.

Trung Quốc đàn áp mạnh tay với tiền điện tử, các sàn lớn nhanh chóng rút quân khỏi đất nước tỷ dân để phát triển đồng tiền số ở khu vực khác tiềm năng hơn. Với hơn 870 tỷ euro nhận được trong năm 2020, châu Âu đã chính thức là “thủ phủ” mới của tiền điện tử, trở thành nền kinh tế tiền điện tử lớn nhất thế giới.

Châu Âu đã vượt qua Đông Á để trở thành nền kinh tế tiền mã hóa lớn nhất trên thế giới.

Cụ thể, theo công ty dữ liệu Blockchain Chainalysis, các quốc gia ở Trung, Bắc và Tây Âu (CNWE) chiếm 25% tổng hoạt động tiền điện tử trên thế giới. Trong đó, vương quốc Anh có khối lượng giao dịch tiền điện tử lớn nhất chiếm khoảng 145 tỷ euro. Tiếp theo trong danh sách này là các nước Pháp, Đức, Hà Lan và Tây Ban Nha.

Châu Âu đã vượt qua Đông Á để trở thành nền kinh tế tiền mã hóa lớn nhất trên thế giới.

Hoạt động của các “cá voi” lớn đang nhanh chóng chuyển lượng lớn tiền mã hóa về khu vực này (từ 8 triệu – 10 triệu euro), khối lượng giao dịch tăng đáng kể trên tất cả các loại giao dịch điện tử, nhưng phát triển hơn cả là trên giao thức DeFi (nền tảng tài chính phi tập trung).

Vào tháng 7/2020, tổng các khoản chuyển nhượng tiền số đạt 1,2 tỷ euro, đến tháng 6 năm nay, con số này tăng gần 40 lần đạt mốc 39,6 tỷ euro.

Trung Quốc từng được xem là vùng đất màu mỡ để đào tiền điện tử do chi phí điện tiêu thụ thấp. Năm 2019, Trung Quốc từng là nơi chiếm đến 75% mức tiêu thụ năng lượng đào Bitcoin trên toàn thế giới. Và con số này đã giảm chưa đến 50% vào đầu năm 2021 cho đến khi Bắc Kinh công bố lệnh cấm tiền điện tử vào ngày 24/9 vừa qua.

PBOC lo ngại tiền điện tử sẽ làm lũng đoạn thị trường tiền tệ nội địa, góp phần làm rủi ro tài chính, tạo điều kiện để các tổ chức hay cá nhân trốn thuế, chuyển tiền phi pháp không qua ngân hàng nhà nước.

Trong tuyên bố mới nhất, chính phủ Bắc Kinh tuyên bố tất cả giao dịch liên quan đến tiền kỹ thuật số là bất hợp pháp và sẽ bị truy quét. Đòn đánh xuống thị trường tiền mã hóa của Trung Quốc ngày càng “gắt” khi trong động thái mới nhất, chính quyền Bắc Kinh tuyên bố sẽ dùng pháp lý để kết án các cá nhân có liên quan đến tiền mã hóa.

Pháp luật hiện tại của Trung Quốc không cho phép cấu thành tội đối với các cá nhân sử dụng tiền mã hóa, do đó Bắc Kinh cần sự can thiệp của tòa án để có thể tường minh lại các quy định.

Ngân hàng trung ương (PBOC) cũng cấm các tổ chức tài chính, công ty thanh toán và công ty Internet tạo điều kiện cho giao dịch tiền điện tử. Hai tên miền CoinGecko và CoinMarketCap đều bị chặn bởi “tường lửa” (Great Firewall) của Trung Quốc.

Nhiều hội thợ đào lớn và các công ty khác trong lĩnh vực tiền mã hóa của đất nước tỷ dân cũng phải tuyên bố dừng hoạt động vô thời hạn. Ngày 10/10, người khổng lồ tiếp theo rời khỏi Trung Quốc chính là Bitmain. Kể từ ngày chính phủ Bắc Kinh kiên quyết đào thải tiền điện tử khỏi quốc gia tỷ dân, các tập đoàn công ty liên quan đều chịu chung số phận “ra đi tìm vùng đất mới”.

Zoe Nguyen (Tổng hợp)

Exit mobile version