Chỉ báo RSI và chiến lược sử dụng RSI trong giao dịch

Chỉ báo RSI là một trong những chỉ báo phổ biến nhất trong phân tích kỹ thuật, nhằm hỗ trợ xác định xu hướng và đảo chiều. Vậy RSI là gì? Cách áp dụng RSI hiệu quả trong giao dịch? Hãy cùng Vimoney tìm hiểu rõ hơn về chỉ báo RSI trong bài viết này.

Chỉ báo RSI là gì?

Chỉ báo RSI là gì?

Chỉ số sức mạnh tương đối RSI trong tiếng Anh là Relative strength index. Chỉ số sức mạnh tương đối RSI đo lường mức độ thay đổi giá một loại tài sản so với biến động giá trong quá khứ bằng cách so sánh số ngày tăng điểm với số ngày giảm điểm. Do đó, các nhà giao dịch chứng khoán có thể sử dụng RSI để kiểm tra diễn biến hoạt động của một cổ phiếu như thế nào trong một khoảng thời gian.

RSI được hiển thị dưới dạng một bộ dao động từ 0 đến 100 và nó là một đồ thị di chuyển giữa 2 điểm cực trị.

Công thức tính RSI

Công thức xác định chỉ số sức mạnh tương đối RSI

UPS = Tổng số ngày tăng điểm trong thời kì / N

DOWNS = Tổng số ngày giảm điểm trong thời kì / N

RS = UPS/DOWNS

RSI = 100 – 100/ (1+RS)

RSI thường nằm trong khoảng từ 0 đến 100. Cha đẻ của RSI Welles Wilder đã tính toán chỉ số RSI cho 14 ngày. Chỉ số RSI trong 14 ngày là chỉ số được sử dụng nhiều nhất.

Ý nghĩa của chỉ số RSI 

Vì thuộc nhóm chỉ báo động lượng nên RSI được sử dụng để xác định tín hiệu đảo chiều của một xu hướng cũng như cung cấp các thông tin liên quan tới: QUÁ MUA (OVERBOUGHT)và QUÁ BÁN (OVERSOLD).

Khi chỉ số RSI lớn hơn 50, xu hướng của thị trường thường là xu hướng tăng điểm. Ngược lại, xu hướng thị trường là giảm điểm nếu chỉ số RSI nhỏ hơn 50.

Chỉ số RSI được coi là quá mức mua khi đạt trên 70 điểm, lúc này giá đã đạt gần đến mức đỉnh và có khả năng sẽ giảm và được coi là quá bán khi chỉ số RSI xuống dưới 30 điểm, giá đã giảm xuống gần mức đỉnh và có khả năng sẽ tăng lại.

Xu hướng của chỉ số vùng 45-55: khi chỉ số RSI nằm trong vùng này là vùng không có xu hướng. Khi và chỉ khi chỉ số RSI phá vỡ vùng 45-55 thì xu hướng mới được tạo ra và đường RSI sẽ thể hiện xu hướng của thị trường theo 2 cách sau:

RSI cũng được các nhà đầu tư và trader tận dụng để xác định xu hướng chung của thị trường thông qua sự phân kỳ và failure swing (phân kỳ ẩn).

Cách sử dụng RSI hiệu quả 

Phân tích RSI trên nhiều khung thời gian

Bước 1: Tìm và xác định xu hướng

Trên khung D1 giá sẽ biểu thị ở mức quá bán hoặc quá mua. Nếu thấy giá đi vào vùng quá bán khi RSI < 30, dấu hiệu thị trường đảo chiều từ giảm -> tăng xuất hiện. Khi này bạn sẽ chuyển sang khung H4 để vào lệnh mua.

Ngược lại nếu thấy giá đi vào vùng quá mua  khi RSI > 70 thì đây là dấu hiệu thị trường đảo chiều từ tăng -> giảm. Khi này bạn sẽ chuyển sang H4 để vào lệnh bán.

Bước 2: Xác định điểm vào lệnh H4

Sau khi biết được xu hướng của thị trường thì bạn cần chuyển sang H4 để xác định điểm mua, bán

Sử dụng RSI theo đường phân kỳ hoặc hội tụ

Phân kỳ thường là hiện tượng giá tạo đỉnh cao mới nhưng RSI thì tạo đỉnh thấp (phân kỳ), hoặc giá tạo đáy thấp mới nhưng RSI thì tạo đáy cao (hội tụ). Đó là sự “lệch pha” giữa giá và indicator, cho thấy sức mạnh của giá đã yếu dần và có thể cảnh báo sự đảo chiều.

Phân kỳ hay hội tụ là lúc mà 1 trong 2 phe không còn hứng thú đẩy giá tới mức “cùng cực”, do đó, không thể tạo đỉnh cao hơn, hoặc đáy thấp hơn nữa.

Tuy nhiên, không phải cứ xuất hiện phân kỳ là giá sẽ giảm hay hội tự là giá sẽ tăng, trong trường hợp chỉ sử dụng phân kỳ và hội tụ, để RSI đạt hiệu quả cao hơn, RSI sẽ phải thêm các  điều kiện sau trong 2 trường hợp sau:

Điều kiện 1: RSI rơi vào trạng thái quá bán

Điều kiện 2: RSI rơi vào trạng thái quá mua

Sử dụng RSI theo phân kỳ ẩn (failure swing)

Đối với phân kỳ ẩn, chúng ta sẽ không quan tâm đến giá mà chỉ tập trung vào tín hiệu RSI.

Phân kỳ tăng giá

Phân kỳ giảm giá

Sử dụng RSI và MACD

Từ tên gọi MACD (Moving Average Convergence Divergence), MACD sẽ thực hiện 2 nhiệm vụ chính gồm: tìm ra phân kỳ/ hội tụ hay động lượng của giá và xác định xu hướng. Nếu MACD dùng để đo lường giá dựa trên mối quan hệ của 2 đường trung bình động EMA thì RSI lại đo lường sự thay đổi giá dựa trên các mức cao thấp gần nhất.

Do đó, một khi kết hợp cả 2 chỉ số này, nhà đầu tư vào giao dịch sẽ có bức tranh hoàn chỉnh hơn. Nếu kết hợp cả 2 chỉ báo này để tìm phân kỳ hoặc hội tụ thì bạn có thể chờ cho cả 2 chỉ báo cùng đồng thuận đưa ra 1 tín hiệu chung, đó sẽ là lúc có thể vào lệnh. 

Trong biểu đồ trên, cả RSI và MACD cùng đưa ra 1 tín hiệu đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước, giá tạo đỉnh cao hơn nhưng phe mua không đủ sức đẩy giá lên cao hơn nữa, dấu hiệu bearish market.

Sử dụng RSI và MA

Bước 1: Vẽ đường ngang với đường RSI 50 trên biểu đồ.

Bước 2: Vào lệnh mua khi SMA30 cắt lên SMA 100 và RSI > 50. Thoát lệnh khi SMA30 cắt xuống SMA 100 và RSI < 30.

Đối với lệnh bán bạn sẽ vào lệnh khi SMA30 cắt xuống SMA 100 và RSI < 50. Đóng lệnh khi MA30 cắt lên SMA 100 và RSI > 70.

Một số lưu ý khi sử dụng chỉ báo RSI

– RSI dự báo tín hiệu, không khẳng định xu hướng đảo chiều.

– RSI không phải lúc nào cũng đúng, nhà đầu tư và trader cần lưu ý các yếu tố thị trường khác.

– RSI chạm vùng quá bán/quá mua không có nghĩa là thị trường sắp đạt đáy/đỉnh. Nó chỉ cho chúng ta biết thị trường đang hưng phấn bán hoặc mua thái quá, khi đó, chúng ta cần cẩn trọng xem sự hưng phấn này có tiếp tục không.

– Sự đảo chiều từ dự báo của RSI có thể là đảo chiều ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Tùy vào mốc thời gian mà bạn xem chart, RSI sẽ có những thông số khác nhau. Do đó, đừng nên chỉ thấy RSI bắt đầu quá bán mà cho rằng thị trường sắp có cú đảo chiều lớn hay ngược lại.

Qua bài viết trên, chúng ta đã hiểu về khái niệm cũng như cách sử dụng RSI kết hợp cùng nhiều phương pháp khác để mang lại kết quả tối ưu trong đầu tư. Hy vọng bài viết này mang lại nội dung hữu dụng cho các bạn.

Exit mobile version