Chỉ báo trung bình động là gì?: Phân tích MACD, giao dịch với đường trung bình động hội tụ phân kỳ

Chỉ báo trung bình động là gì?: Phân tích MACD, giao dịch với đường trung bình động hội tụ phân kỳ

Chỉ báo trung bình động là gì: MACD là một chỉ báo kỹ thuật được sử dụng rộng rãi và được biết Gerald Appel là người đưa ra và phát triển từ những năm 1960, và mặc dù tên của nó nghe có vẻ rất phức tạp, nhưng nó thực sự khá đơn giản để sử dụng. Đọc tiếp để tìm hiểu cách bạn có thể bắt đầu tìm cách kết hợp công cụ mạnh mẽ này vào chiến lược giao dịch của mình.

Chỉ báo trung bình động (MACD) là gì: Khái niệm

Chỉ báo trung bình động phân kỳ MACD là một công cụ cực kỳ phổ biến trong phân tích kỹ thuật tài chính. MACD là một chỉ báo thường ghi lại các biến động diễn ra của thị trường để đo độ tiềm năng của xu hướng hiện tại. Chỉ báo này giúp xác định các khía cạnh của xu hướng tổng thể như động lượng hướng cũng như khoảng thời gian của xu hướng

Đường MACD thể hiện:Tín hiệu mua bán cổ phiếu, xác định độ mạnh của xu hướng. Nhiều nhà đàu tư còn xem đường MACD đánh giá tài sản (cổ phiếu, coin, forex…) có mua quá nhiều hay bán quá nhiều không

Chỉ báo này giúp xác định các khía cạnh của xu hướng tổng thể như động lượng hướng cũng như khoảng thời gian của xu hướng

***Điểm xoay là gì (Pivot point)? Cách sử dụng điểm xoay, giao dịch chứng khoán với điểm xoay.***

Cấu tạo và các thông số: Phân tích MACD

Chỉ báo MACD gồm 3 thành phần là đường MACD đường tín hiệu và biểu đồ cột, thông số của MACD được mặc định như với 12, 26 chính là chu kỳ của các đường trung bình động lũy thừa EMA và giá đóng cửa ở đây là giá để tính EMA.

EMA (12), EMA (26) là đường trung bình động tính theo lũy thừa tương ứng 12 ngày và 26 ngày.”

Đường EMA(9): Gọi là đường tín hiệu của MACD (Signal Line)”

Đường biểu đồ MACD: là đường MACD”

Chỉ báo MACD gồm 3 thành phần
(12), EMA (26) là đường trung bình động tính theo lũy thừa tương ứng 12 ngày và 26 ngày.
  • Đường EMA(9): Gọi là đường tín hiệu của MACD (Signal Line)
  • Đường MACD là hiệu của 2 đường EMA có chu kỳ lần lượt là 12 và 26 đường tín hiệu là chu kỳ 9 của đường MACD. Biểu đồ cột biểu hiện sự chênh lệch của đường MACD và đường tín hiệu

    ***Gap là gì: Khoảng trống giá là gì, những kiểu hở Gap trong mô hình nến báo hiệu điều gì?***

    Chiến lược giao dịch với đường MACD

    Trước hết nhà đầu tư xác định tín hiệu mua bán, tín hiệu bán khi xuất hiện tín hiệu MACD cắt đường tín hiệu từ trên xuống, cùng với đó biểu đồ cột nằm trên đường số 0 và có xu hướng hội tụ về đường số 0, ngoài ra sự phân kỳ giữa giá và đường MACD cũng cho thấy tín hiệu bán tức là giá tiếp tục tăng trong khi đường MACD thì lại giảm, tín hiệu mua suy ra từ ngược lại của tín hiệu bán.

    Ngoài giao dịch trên nhà đầu từ cần kết hợp thêm các chỉ báo phân tích tài chính khác như sóng Eliot vầ các mô hình nến.

    Tín hiệu bán khi xuất hiện tín hiệu MACD cắt đường tín hiệu từ trên xuống
    Cùng với đó biểu đồ cột nằm trên đường số 0 và có xu hướng hội tụ về đường số 0
    MACD cũng cho thấy tín hiệu bán tức là giá tiếp tục tăng trong khi đường MACD thì lại giảm
    Tín hiệu mua suy ra từ ngược lại của tín hiệu bán
    Nhà đầu tư nên kết hợp MACD với các chỉ báo khác như sóng Eliot và các mô hình nến

    Ví Dụ: Quan sát biểu đồ giao dịch của đồng litecoin ta thấy sự phân kỳ giữa giá và đường MACD và đường MACD cắt đường tín hiệu từ trên xuống, nhà đầu tư cân nhắc đặt lệnh bán tại điểm đầu của phân kỳ.

    MACD cắt đường tín hiệu từ trên xuống
    Nhà đầu tư cân nhắc đặt lệnh bán tại điểm đầu của phân kỳ

    Biểu đồ giao dịch với tiền điện tử không khác gì so với giao dịch trên sàn chứng khoán hay forex vì vậy chỉ cần nắm được những yếu tố căn bản này và tập luyện thường xuyên cũng như theo dõi sát tình hình biến động, tin tức của thế giới cũng như trong nước, sẽ giúp nhà đầu tư có cái nhìn chính xác hơn cho những xu hướng sắp tới.

    Đường MACD –Chỉ báo trung bình động – Cần lưu ý điều gì?

    Zero Crossover: Là việc đường MACD giao với đường trục ngang. Thời điểm hình vuông xanh, đỏ ở biểu đồ ban đầu, nhằm xem xét để mua bán cổ phiếu được thuận lợi và hiệu quả. Khi chuyển từ âm sang dương tức tăng giá, và chuyển từ dương sang âm sẽ giảm giá.

    Lưu ý về thời gian: Nhà đầu tư nên xem xét trục đồ thị dài hạn sang ngắn hạn, nhằm phát huy hiệu quả nhất, nếu giao dịch hàng ngày có thể dùng biểu đồ nến tuần, hoặc kéo dài thời gian để cho kết quả lớn nhất.

    Tín hiệu nhiễu và nguyên lý xác suất: Nhà đầu tư thường thua lỗ vì cứ đinh ninh rằng cổ phiếu hình thành chỉ báo thì mua/bán nhưng nhiều khi tín hiệu bị nhiễu dẫn đến thua lỗ. Hoặc thấy tín hiệu đúng mua vào, nhưng cổ phiếu giảm thì điều đó cũng bình thường, bạn cần có nguyên lý cắt lỗ nữa.

    Exit mobile version