Chiến lược giao dịch với chỉ báo kênh Keltner

Keltner Bands hay còn gọi là Keltner Channel (Kênh Keltner) là một chỉ báo mạnh mẽ và hiệu quả, báo hiệu cho trader những điểm bất thường trong hành vi giá. Tuy vậy, Keltner Channel chưa được nhiều trader quan tâm như Bollinger Bands. Trong bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu về chỉ báo kênh Keltner cũng như vai trò của nó trong giao dịch.

Chỉ báo kênh Keltner là gì?

Kênh Keltner được Chester Keltner giới thiệu lần đầu tiên vào những năm 1960. Công thức ban đầu sử dụng đường trung bình động đơn giản (SMA) và phạm vi giá cao-thấp để tính toán các dải. Vào những năm 1980, một công thức mới đã được giới thiệu sử dụng phạm vi trung bình thực (ATR). Phương pháp ATR được sử dụng phổ biến đến ngày nay. 

Kênh Keltner là một chỉ báo kỹ thuật dựa trên biến động bao gồm ba đường riêng biệt. Đường giữa là đường trung bình động hàm mũ (EMA) của giá. Hai đường bổ sung được đặt bên trên và bên dưới đường EMA. 

Dải giá trên thường được xác định bằng hai lần vùng biên độ giá trung bình (ATR), nằm trên đường EMA. Dải giá dưới thường được xác định bằng hai lần ATR bên dưới EMA. Các dải giá mở rộng và thu hẹp khi độ biến động (được đo bằng ATR) mở rộng và thu hẹp.

Vì hầu hết các hành động giá sẽ nằm trong các dải trên và dưới (kênh), các hành động giá bên ngoài kênh có thể báo hiệu sự thay đổi xu hướng hoặc sự gia tốc của xu hướng. Hướng của kênh, chẳng hạn như lên, xuống hoặc đi ngang, cũng có thể hỗ trợ trong việc xác định hướng xu hướng giá.

Công thức xác định kênh giá Keltner  

Công thức xác định các dải giá của kênh giá Keltner là:   

Đường chính giữa của kênh giá Keltner = EMA    

Dải giá trên của kênh giá Keltner = EMA + 2 * ATR   

Dải giá dưới của kênh giá Keltner = EMA – 2 * ATR   

Trong đó:   

 – EMA là đường trung bình trượt số mũ (thường trong hơn 20 kì giao dịch).  

 – ATR là Phạm vi trung bình thực (thường cho trên 10 hoặc 20 kì giao dịch).  

Nếu đường EMA chỉ ra xu hướng giá thì ATR lại chỉ ra độ biến động của nến.

Ý nghĩa của chỉ báo Keltner Channel

Thứ nhất, độ dốc của kênh sẽ chỉ ra xu hướng của giá. Nếu kênh đang dốc lên, xu hướng ngắn hạn ở hiện tại là tăng trong khi nếu kênh dốc xuống, xu hướng ngắn hạn ở hiện tại là giảm.

Thứ hai, đường kênh trên đóng vai trò kháng cự trong khi đường kênh dưới đóng vai trò hỗ trợ. Đường trên đóng vai trò như kháng cự vì khi thị trường chưa có xu hướng rõ ràng, giá thường bật xuống khi chạm đường trên.Tương tự, đường dưới đóng vai trong như hỗ trợ vì giá sẽ bật lên khi chạm đường dưới nếu thị trường vẫn chưa xác định xu hướng rõ ràng. Các trader sẽ sử dụng chỉ báo kênh Keltner để đánh giá tổng quan tình hình hiện tại của thị trường là quá mua hay quá bán.

Tuy nhiên, khi xuất hiện uptrend, biểu đồ có thể liên tục chạm đường trên. Ngược lại, khi downtrend được hình thành thì giá liên tục chạm đường dưới. 

Mặc dù Kênh giá Keltner có thể giúp xác định xu hướng và cung cấp một số dấu hiệu để giao dịch, các nhà đầu tư vẫn nên kết hợp với các phương pháp phân tích hành động giá khác và các chỉ báo kĩ thuật khác.    

Hướng dẫn sử dụng chỉ báo kênh Keltner

Sử dụng Kênh Keltner cho các giao dịch đột phá

Nếu thị trường đang trong tình trạng “ảm đạm”, giá thường sẽ đi lên và xuống giữa 2 đường kênh của Keltner Channel. Giao dịch đột phá xảy ra khi giá bắt đầu một xu hướng mới, khi đó, giá di chuyển mạnh về một hướng, phá vỡ đường kênh của Keltner Channel. Tuy nhiên, nếu bạn chỉ dựa vào kênh Keltner để giao dịch đột phá, bạn có thể gặp phải tín hiệu sai. Cách tốt nhất để giao dịch breakout hiệu quả với kênh Keltner là kết hợp với một chỉ báo tín hiệu xu hướng như Chỉ số định hướng trung bình (ADX).

Trong ví dụ trên, giá EUR / USD lần đầu tiên thoát ra khỏi kênh Keltner từ đường kênh trên, điều này báo hiệu rằng giai đoạn tích lũy trước đó có thể đã kết thúc. Tuy nhiên, các nhà giao dịch có kinh nghiệm không nóng vội đặt lệnh MUA vào thời điểm này vì giá trị chỉ báo ADX vẫn nằm dưới mức 25.

Họ sẽ chỉ coi một thị trường là có xu hướng khi chỉ báo ADX nằm trong khoảng từ 20 đến 25 và xu hướng tăng lên khi chỉ số ADX tăng lên trong khoảng từ 40 đến 45. Do đó, khi chỉ số ADX đạt trên mức 25, thì bạn có thể cân nhắc đặt lệnh MUA.

Điểm khó trong giao dịch breakout với Keltner channel là xác định thời điểm tốt nhất để tham gia thị trường. Nhà đầu tư nên xác định 1 đường kháng trong xu hướng tăng và một đường hỗ trợ trong xu hướng giảm với điều kiện như sau:

Trong biểu đồ trên, mức kháng cự xác định quanh mức 1.0935. Nếu bạn đã đặt lệnh MUA sau khi giá EUR / USD thâm nhập trên mức 1.0935, giao dịch này có thể sẽ có xác suất thắng lớn.

Sử dụng kênh Keltner với đường kháng cự và hỗ trợ

Trong thị trường, giá chỉ có thể di chuyển theo 3 xu hướng là downtrend, uptrend hoặc sideway. Trong đó thì sideway được xem là “sát thủ” đối với những trader mới.

Bạn vào lệnh mua, giá đang tăng lên nhưng chưa đến điểm chốt lời lại quay đầu và giảm xuống. Điều này khiến không ít trader mới hoảng loạn cắt lệnh rồi lại chuyển sang lệnh bán. Điều này cũng xảy ra tương tự khi các trader mới short, giá giảm rồi tăng ngược trở lại. 

Nhà đầu tư có thể  kết hợp thêm với một chỉ báo như RSI để tiến hành vào lệnh theo công thức sau:

Giao dịch theo pullback với kênh Keltner

Để hiểu đơn giản thì pullback là thuật ngữ chỉ giá của một loại tài sản bị đảo chiều tăng hoặc giảm so với xu hướng đã được thiết lập trước đó. Mục đích của việc này là điều chỉnh lại giá khiến nó quay trở lại theo xu hướng ban đầu.

Hãy xem ví dụ bên trên. Giá đang trong một xu hướng tăng mạnh, biểu hiện bằng độ dốc của kênh Keltner. Chúng ta sẽ mua khi giá hồi xuống và chạm vào đường trung tâm của Keltner Channel.

Hãy nhớ rằng không mua khi giá chạm vào đường kênh trên trong xu hướng tăng và không bán khi giá chạm vào đường kênh dưới trong xu hướng giảm.

Trong biểu đồ trên, giá đang trong xu hướng tăng mạnh do độ dốc của kênh Keltner khá mạnh. Lệnh mua sẽ được thực hiện khi giá điều chỉnh và chạm vào đường giữa kênh. Lưu ý rằng không nên mua khi giá chạm vào đường kênh trên trong uptrend. Tương tự, không nên short khi giá chạm đường kênh dưới khi thị trường đang downtrend. Hãy chờ đợi và quan sát để thấy được tín hiệu tốt nhất.

Đừng mắc sai lầm này khi trade với Keltner Channel

Mua khi giá vượt xuống đường kênh dưới của kênh Keltner vì tưởng giá đã “quá bán”; và bán khi giá vượt lên đường kênh trên vì tưởng giá đã “quá mua”.

Bởi vì trong 1 xu hướng đủ mạnh, giá có thể ở trạng thái “quá mua” hoặc “quá bán” trong 1 thời gian rất dài.

Trong biểu đồ trên, USDTRY bị quá mua liên tục mà không có lần nào hồi về đường kênh giữa của Keltner Channel. Do đó cách cơ bản nhất để xài Keltner Channel, là KHÔNG MUA khi giá vượt đường kênh trên; và KHÔNG BÁN khi giá vượt đường kênh dưới.

Điểm khác biệt giữa Keltner Channel và Bollinger Bands

Keltner Channel có nhiều điểm tương đồng với Bollinger Bands. Tuy nhiên, giữa hai chỉ báo kỹ thuật này vẫn có một số khác biệt.

Bollinger Bands

Bollinger Bands sử dụng độ lệch chuẩn của giá để cộng/trừ vào đường giữa để tạo nên đường biên trên/biên dưới. Cách này đã làm cho độ rộng của dải Bollinger thường xuyên thay đổi. Chỉ báo này phản ứng rất mạnh mỗi khi giá biến động đột ngột.

Keltner Channel

Trong khi đó, chỉ báo Keltner dùng vùng dao động trung bình của giá thực (ATR – Average True Range) để cộng/trừ vào đường giữa. Phương pháp này giúp 2 đường kênh trên và dưới có độ rộng ổn định. 

Chỉ báo Keltner trở nên dễ quan sát cũng như cung cấp các ngưỡng hỗ trợ và kháng cự rõ ràng hơn. Đây là lý do mà không ít trader lại ưa chuộng Keltner Channel hơn Bollinger Bands.

Hạn chế của Kênh giá Keltner 

Một số chức năng của kênh giá Keltner sẽ không thể phát huy tác dụng nếu các dải giá quá hẹp hoặc cách quá xa nhau.   

Phạm vi giá cũng có thể mất chức năng như một đường hỗ trợ hoặc đường kháng cự và dường như có rất ít khả năng dự đoán.

Keltner Channel là một chỉ báo mạnh mẽ và mang lại hiệu quả cao. Chúng tôi hy vọng qua bài viết dưới đây bạn đã hiểu rõ về đặc điểm và cách sử dụng kênh Keltner.

 

Exit mobile version