Trong kinh doanh, chiết khấu là cụm từ được sử dụng khá nhiều. Tuy nhiên, chiết khấu là gì? áp dụng chiết khấu như thế nào để hiệu quả?
Chiết khấu là gì?
Chiết khấu bản chất là giảm giá niêm yết của sản phẩm hoặc dịch vụ với tỷ lệ phần trăm nhất định. Thông thường, các chiến dịch Marketing rất hay sử dụng phương pháp này nhằm kích thích tiêu dùng, thúc đẩy doanh số bán hàng.
Có nhiều hình thức chiết khấu, ứng với các đối tượng khác nhau như: khách sỉ, khách hàng mới, tri ân khách hàng thân thiết hoặc chiết khấu vào những dịp lễ, tết, sinh nhật doanh nghiệp, giờ vàng, ngày hội mua sắm…
Mục đích của hoạt động chiết khấu, ở khía cạnh kinh doanh nhằm lôi kéo khách hàng mua sắm sản phẩm. Ngoài ra, nó còn là cách doanh nghiệp tri ân, giữ khách hàng ở lại với mình lâu hơn.
Chiết khấu trong kinh doanh là gì?
Trong kinh doanh, chiết khấu là người bán hàng giảm giá một phần tỷ lệ cho người mua hàng. Mục đích để khách hàng mua số lượng nhiều hơn hoặc mua nhiều lần hơn. Tuy nhiên, khi chiết khấu, thường kèm thêm điều kiện cho khách như thanh toán tiền mặt, mua đạt ở một số lượng nhất định…
Các đơn vị kinh doanh như cửa hàng quần áo, thực phẩm, siêu thị… thường tung ra những chương trình chiết khấu như mua lần đầu được chiết khấu 15% với đơn trên 2 triệu đồng. Được chiết khấu 30% trong ngày sinh nhật với đơn hàng trên 3 triệu đồng…
Mức chiết khấu là gì?
Để đưa ra mức chiết khấu phù hợp với mỗi chương trình hoặc sản phẩm vẫn đảm bảo lợi nhuận mà lại kích thích khách hàng thì mức chiết khấu cũng cần được tính toán khá kỹ.
Tỷ lệ chiết khấu là gì?
Tỷ lệ chiết khấu là phần lãi suất được chiết khấu trên dòng tiền vào ra trong kinh doanh, thường được tính tương đương với chi phí vốn trong tài chính.
Trong mua bán, kinh doanh thương mại: Tỷ lệ chiết khấu là tỷ lệ được giảm giá hoặc khuyến mại cho người tiêu dùng.
Trong đầu tư hay các dự án tư nhân: Tỷ lệ chiết khấu dựa trên chi phí bình quân gia quyền về vốn mà doanh nghiệp phải chịu. Tỷ lệ này giúp doanh nghiệp xác định được khoản đầu tư có mang về lợi nhuận không.
Ngoài ra, tỷ lệ chiết khấu còn được định nghĩa trong phân tích dòng tiền chiết khấu hoặc lãi suất ngân hàng trung ương tính cho ngân hàng thương mại với các khoản vay ngắn hạn…
Ba loại chiết khấu trong kinh doanh
3 loại chiết khấu phổ biến trong kinh doanh gồm: Chiết khấu khuyến mại, số lượng, thương mại.
Trong đó:
Chiết khấu khuyến mại: Là hình thức chiết khấu rất phổ biến. Theo đó, người bán đưa ra một khoản trợ cấp hoặc nhượng bộ cho người mua để kích thích người mua thanh toán hoặc mua hàng một cách nhanh chóng.
Chiết khấu số lượng: Người mua sẽ nhận được chiết khấu này khi mua một số lượng hàng hóa, sản phẩm nhất định.
Chiết khấu thương mại: Nhằm thúc đẩy người mua mua hàng số lượng lớn. Theo đó, người kinh doanh sẽ tiến hành giảm giá danh mục của hàng hóa trong điều kiện người mua số lượng lớn. Thông thường, dạng chiết khấu này áp dụng với những nhà phân phối hàng hóa như siêu thị, cửa hàng, tạp hóa, đại lý… Theo đó, mức giảm giá dao động từ 5% lên 15% với giá gốc của sản phẩm.
Một số hình thức chiết khấu khác được áp dụng như: chiết khấu giá sỉ, chiết khấu theo ngành nghề của khách hàng, chiết khấu cho nhân viên…
Tại sao không nên lạm dụng chiết khấu trong bán hàng?
Chiết khấu là một trong những chiến lược quan trọng trong kinh doanh. Tuy nhiên, việc áp dụng chiết khấu cũng cần được tính toán kỹ lưỡng và phù hợp. Bởi lạm dụng nó sẽ gây ra một số rắc rối không đáng có.
Khách hàng hẳn là rất nhàm chán nếu việc chiết khấu lặp đi lặp lại, bạn không có chiến thuật gì mới mẻ.
Niềm tin của khách hàng vào sản phẩm của bạn có lẽ cũng sẽ không còn được như lần đầu.
Khách hàng có lẽ cũng sẽ đặt câu hỏi: Phải chăng không bán được hàng nên suốt ngày khuyến mại?
Nếu thực sự xảy ra các tình huống trên, lợi nhuận của doanh nghiệp chắc chắn sẽ bị thâm hụt.
Áp dụng chiết khấu như thế nào để kinh doanh hiệu quả?
Tập trung vào giá trị sản phẩm vẫn là điều tiên quyết để khách hàng tin tưởng. Để từ đó, khi áp dụng chiết khấu, khách hàng tin rằng đó là đặc quyền và mình thật may mắn khi được chiết khấu giá thành từ sản phẩm, dù mức chiết khấu là ít hay nhiều.
Chọn thời gian áp dụng chiết khấu thật khôn ngoan để kích thích nhu cầu mua sắm khách hàng.
Đề việc chiết khấu hiệu quả và đắt giá hơn, hãy kết hợp cùng các phương pháo khác như quảng cáo để tạo ra một chiến dịch bùng nổ.
Cát Anh (T/h)