Chính phủ Mỹ đã nhầm lẫn ở điểm nào khi “truy sát” tiền điện tử?

Chính phủ Mỹ đã nhầm lẫn ở điểm nào trong việc “uốn nắn” tiền điện tử?

Có quan điểm nhìn nhận rằng chính phủ có vai trò giám sát tiền điện tử tuy nhiên, các hành động “quá khích” có thể phản tác dụng thậm chí gây ảnh hưởng đến cả nền tài chính truyền thống. 

Mọi hành động tiêu cực tới thị trường tiền điện tử sẽ trở thành thuốc độc đe dọa đồng USD

Chính phủ Mỹ có quá nặng tay khi gò ép tiền điện tử?

Giám đốc Blockchain Trade Association – bà Keiko Yoshino tin rằng chính phủ có vai trò trong việc giám sát ngành công nghiệp tiền điện tử. Tuy nhiên, các thông báo quy định gần đây, trong đó bao gồm các chỉ thị “thép” từ phía SEC đã phá hủy các công ty tiền điện tử, trong đó vụ kiện với Coinbase – sàn giao dịch lớn nhất và đáng tin cậy nhất của Mỹ là một điển hình.

Theo Keiko Yoshino, có vẻ chính quyền Tổng thống Joe Biden đã có những thành kiến riêng về tiền điện tử, cùng với sự kiện SVB thông báo phá sản, FDIC tiếp quản Signature Bank.

Năm 2008, Bộ Tài chính Mỹ đã chi gần 245 tỷ USD để cứu trợ các tổ chức ngân hàng bất ổn định trong thảm kịch Lehman Brothers. Kết quả là chúng ta đã in tiền và neo lại đồng USD ở mức ổn định, sau đấy là lạm phát và suy thoái. 

Đã có hàng nghìn người đối mặt với thất nghiệp, đại khủng hoảng tài chính khiến nhiều du học sinh tháo chạy về nước.

Tuần trước, FED đã bơm vào thị trường 300 tỷ USD chỉ trong khoảng 7 ngày, đưa quy mô bảng cân đối kế toán quay về thời điểm tháng 11/2022 (8.600 tỷ USD), nỗ lực thu lại tiền của FED trong 4 tháng đẩy nhanh tốc độ tăng lãi suất bị xóa sổ. 

Tiền điện tử không sinh ra từ khủng hoảng tài chính, nó nổi lên như một giải pháp tình thế, một hàng rào ngăn lại lạm phát và mất giá của đồng USD Mỹ.

Ở Puerto Rico, 12 qủa trứng hiện có giá 7,5 USD và hoàn toàn có thể đạt tới 10 USD – đó chỉ còn là vấn đề thời gian. Chỉ riêng điều đó thôi cũng đã đủ lý do để khám phá tiền điện tử hay bất cứ một loại tiền tệ nào khác. 

Có hàng ngàn lý do giải thích câu hỏi “tại sao lại là tiền điện tử” mà không phải vàng, bạc hay dầu khí? Các câu trả lời vấn đề này nhiều hơn gấp 2 lần mọi lý do mà ngân hàng hay chính phủ đưa ra để phủ định vai trò của tiền điện tử, rằng nó cần được đưa ra khỏi hệ thống tài chính tiền tệ hiện tại.

Giả sử có một Altcoin hay một loại tiền nào khác có đủ sức chống được lạm phát, có thể lưu trữ an toàn không lo mất cắp, chúng ta có thể gửi nó cho bất kỳ ai chúng ta muốn mà không cần chờ thời gian quá lâu như giao dịch tiền tệ truyền thống – dĩ nhiên là miễn phí thì đó liệu có phải là một điều tất cả chúng ta cần khám phá hay không?

Thay đổi là khó, nhưng một sai lầm lặp đi lặp lại còn tồi tệ hơn.

Nỗi sợ về thảm họa 2008 vẫn còn đó, khiến những người từng trải qua giai đoạn ấy vẫn rùng mình mỗi lần nhắc tới, khoản tiền tiết kiệm cả đời bốc hơi theo sự sụp đổ của ngân hàng.

Chúng ta không kêu gọi biến tiền điện tử trở thành một loại tiền tệ chính thức được pháp luật công nhận, nhưng chúng ta cũng không nên bài xích hay “chiến tranh” tiền điện tử.  Chúng ta không nên ngăn cản các ngân hàng “thân thiện” với tiền điện tử hay ngăn cảnh những người muốn mua, sở hữu tiền điện tử. Hay nói cách khác, chúng ta không nên giết chết sự đổi mới. 

Benjamin Franklin đã từng nói: “Những người có thể từ bỏ sự tự do trân quý để đổi lấy sự an toàn tạm thời, sẽ không xứng đáng với cả tự do lẫn sự an toàn”.

Nguồn CoinDesk

Trader_Z

Các quan điểm và ý kiến được thể hiện bởi tác giả, hoặc bất kỳ người nào được đề cập trong bài viết này, chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin và chúng không cấu thành lời khuyên về tài chính, đầu tư hoặc các lời khuyên khác. 

Exit mobile version