Chính sách mới về bảo hiểm có hiệu lực từ tháng 12/2021

Chính sách mới về bảo hiểm có hiệu lực từ tháng 12/2021

Những chính sách mới về bảo hiểm có ảnh hưởng trực tiếp tới người dân sẽ có hiệu lực kể từ tháng 12/2021 như khi ngân hàng phá sản thì người gửi tiền có thể được bảo hiểm lên tới 125 triệu đồng, có những điều chỉnh về mức chi trả phí bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc….

Những chính sách mới về bảo hiểm, quy định mới về giấy chứng nhận bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc

Nghị định 97/2021/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 23/2018/NĐ-CP về chính sách bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc có hiệu lực kể từ ngày 23/12/2021, trong đó những quy định mới về giấy chứng nhận bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc.

Cụ thể, các doanh nghiệp bảo hiểm cần phải cấp giấy chứng nhận bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc cho bên mua bảo hiểm. Giấy chứng nhận bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc phải do doanh nghiệp bảo hiểm chủ động thiết kế và cần phải bao gồm các nội dung như sau:

Nội dung mới bổ sung

Trường hợp cấp Giấy chứng nhận bảo hiểm điện tử

Bổ sung trách nhiệm của cơ quan, tổ chức và cá nhân có cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ

Tại Điều 15b Nghị định 23/2018/NĐ-CP (sửa đổi bởi Nghị định 97/2021/NĐ-CP ) quy định trách nhiệm của cơ quan, tổ chức và cá nhân có cơ sở nguy hiểm về cháy nổ như sau:

Theo quy định của pháp luật phòng cháy và chữa cháy cần xác định hạng nguy hiểm cháy, nổ A, B, C, D, E cho các cơ sở sản xuất công nghiệp đối với cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ. Trước đây, chỉ có quy định về trách nhiệm của các bộ, cơ quan và doanh nghiệp bảo hiểm trong việc thực hiện quy định về bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc.

Điều này nghĩa là cơ quan, tổ chức và cá nhân sở hữu những cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ theo quy định cần phải có trách nhiệm tự xếp hạng mức nguy hiểm cháy nổ.

Điều chỉnh về mức phí bảo hiểm cháy nổ

Đây là nội dung quy định tại Mục I Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 97/2021/NĐ-CP (thay thế Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 23/2018/NĐ-CP ) về mức phí bảo hiểm cháy nổ bắt buộc.

Cụ thể, thay đổi về mức phí bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc như sau:

Trong đó, tỷ lệ phí bảo hiểm/năm có một số thay đổi, đơn cử như:

Đồng thời bổ sung một số cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ với tỷ lệ phí bảo hiểm/năm như sau:

Người gửi tiền được bảo hiểm đến 125 triệu đồng nếu ngân hàng phá sản

Quyết định 32/2021/QĐ-TTg quy định về hạn mức tiền bảo hiểm và thay thế Quyết định 21/2017/QĐ-TTg, có hiệu lực từ ngày 12/12/2021.

Trong đó, hạn mức trả tiền nâng đối với bảo hiểm tiền gửi, cụ thể như sau:

Số tiền tối đa tổ chức bảo hiểm tiền gửi trả cho tất cả các khoản tiền gửi được bảo hiểm theo quy định của Luật Bảo hiểm tiền gửi (gồm cả gốc và lãi) của một người tại một tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi khi phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm là 125.000.000 đồng (So với trước đây, tăng hạn mức bảo hiểm tiền gửi từ 75.000.000 đồng lên 125.000.000 đồng)

Quy định này đã cập nhật hạn mức tiền gửi đúng với quy định tại Điều 24 Luật Bảo hiểm tiền gửi 2012 về việc cập nhật hạn mức qua các thời kỳ để phù hợp hơn với tình hình hiện nay.

Exit mobile version